#CôngSở #BổNhiệmCánBộ #ChỉĐạoMiệng #QuyềnLực #HệThốngHànhChính
Hôm nay, chúng ta sẽ nói về một vấn đề phổ biến trong công sở – chỉ đạo miệng và quyền lực trong hệ thống hành chính. Vài năm trước, khi đến kỳ bổ nhiệm lại cán bộ cấp phòng, hồ sơ của tôi và một số cán bộ trong đơn vị được trình lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến theo thẩm quyền. Một số hồ sơ bị cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đánh giá thiếu điều kiện. May mắn thay, hồ sơ của tôi được cho là đầy đủ. Tuy nhiên, vị thủ trưởng lại chỉ đạo bằng lời “cứ để lại chờ”. Điều này đã khiến việc bổ nhiệm lại cấp phòng của tôi bị delay nhiều tháng cho đến khi có một vị thủ trưởng mới.
Không có chứng cứ cụ thể được đưa ra nếu ai hỏi “chứng cứ đâu”. Tôi chỉ chắc chắn rằng vị thủ trưởng kia không tư thù gì tôi vì ông cũng chẳng nhớ mặt tôi. Có thể ông muốn đợi mấy cán bộ cùng cơ quan tôi đủ điều kiện thì ký luôn thể. Có thể ông có ý khác mà tôi không rõ. Lãnh đạo đơn vị tôi cũng không rõ vì lý do này không được ghi chép ở bất kỳ văn bản nào cũng như không được thông báo cho ai.
Thực tế là chỉ đạo miệng trong hệ thống hành chính không được ghi chép lại, do đó các lãnh đạo thường chối phăng khi có biến. Tại phiên tòa vụ Nhật Cường và vụ án “trồng cây xanh”, có nhiều cáo buộc về chỉ đạo miệng của các cán bộ lãnh đạo. Điều này đã gây thiệt hại tài sản nhà nước và vi phạm pháp luật.
Có lẽ một phần do hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, không có quy định cụ thể. Rất nhiều quy định yêu cầu phải hỏi ý kiến cấp trên cho một việc mà họ không nắm rõ. Nếu để trả lời kịp thời hạn thì sẽ tạo ra những văn bản chỉ đạo kiểu “thực hiện đúng theo quy định”. Vấn đề không phải là minh bạch hóa hệ thống pháp luật, mà là các chủ thể trong quan hệ hành chính phải nắm r
Nguồn: https://danviet.vn/ong-vua-trong-cong-so-20230908062722789.htm
Vài năm trước, khi đến kỳ bổ nhiệm lại cán bộ cấp phòng, hồ sơ của tôi và một số cán bộ trong đơn vị được trình lên cơ quan cấp trên xin ý kiến theo thẩm quyền. Một số hồ sơ bị cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đánh giá thiếu điều kiện. Hồ sơ của tôi, may mắn, được cho là đầy đủ.
Cơ quan tham mưu cũng trình vị thủ trưởng đơn vị đồng ý bổ nhiệm lại cho cá nhân tôi. Tuy nhiên, vị thủ trưởng này đã chỉ đạo bằng lời “cứ để lại chờ”. Mấychữ này đã khiến việc bổ nhiệm lại cấp phòng của tôi delay nhiều tháng cho đến khi có một vị thủ trưởng mới.
Tất nhiên nếu ai hỏi “chứng cứ đâu” thì sẽ không có một bằng cớ nào được đưa ra cả. Tôi chỉ chắc chắn một điều là vị thủ trưởng kia không tư thù gì tôi vì đến mặt mũi tôi ông cũng chẳng nhớ.
Có thể vì ông muốn đợi mấy cán bộ cùng cơ quan tôi đủ điều kiện thì ký luôn thể. Có thể ông có ý khác mà tôi không rõ. Lãnh đạo đơn vị tôi cũng không rõ vì lý do này không được ghi chép ở văn bản nào cũng như không được thông báo cho ai.
Và tôi chắc, vị thủ trưởng chắc hẳn chẳng nhớ ông đã từng ra chỉ lệnh như vậy cũng như những chỉ lệnh kháctrong nhiều năm làm lãnh đạo. Chỉ biết câu nói của ông đã khiến sinh mệnh chính trị của tôi lơ lửng mất gần một năm trời.
Có một lệ bất thành văn tại các cơ quan hành chính, cứ có vấn đề khó, nhạy cảm, các lãnh đạo đều chỉ đạo bằng… mồm. Ví dụ như trong vụ án “trồng cây xanh” vừa được xét xử, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc “chỉ đạo ‘miệng’, áp đặt” Giám đốc Sở Xây dựng đặt hàng trực tiếp Công ty Sinh Thái Xanh của ông Mận – người đang trốn nợ, dù rằng việc trồng cây xanh đã phân công cho các phó chủ tịch Hà Nội phụ trách.
Trước nữa, vào cuối năm 2021, tại phiên tòa vụ Nhật Cường, bị cáo Nguyễn Văn Tứ (cựu giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư) cho biết, đêm trước khi đóng thầu gói thầu số hóa hồ sơ doanh nghiệp đã nhận 2 cuộc gọi của ông Chung “yêu cầu quyết liệt phải dừng gói thầu”.
Yêu cầu quyết liệt này đã được ông Tứ chấp hành răm rắp vì như chính ông này khai tại Tòa, theo tường trình của một tờ báo, năm 2016 ở TP Hà Nội, ông Chung như “một ông trời”.
Lịch sử chỉ ghi nhận một loại người mà lời nói miệng có thể thay đổi số phận con người, thậm chí thay đổi pháp luật. Đó là các ông vua phong kiến. Quan thời phong kiến ra chỉ thị (về nguyên tắc) cũng phải dùng văn bản. Và nếu soi đến cùng, các ông vua phong kiến cũng không quyền lực bằng một số cán bộ lãnh đạo: ông vua nói ra sẽ thành mệnh lệnh luôn – nhưng đến cuối thì cái “chỉ đạo mồm” ấy cũng sẽ được quan nội các ghi lại. Chỉ đạo mồm của lãnh đạo thời nay thì thường chỉ được xác minh nhờ nỗ lực của… cơ quan cảnh sát điều tra.
Ở một nét nghĩa nào đó, quyền lực này – thứ có được nhờ sự lạm quyền của cấp trên và thỏa hiệp của cấp dưới – còn mạnh hơn cả quyền vua.
“Thủ trưởng như trời” nên khi người đứng đầu chính quyền tỉnh Hải Dương lúc đó góp ý với ông Phạm Xuân Thăng (Bí thư tỉnh Hải Dương) về việc “giá test xét nghiệm của Công ty Việt Á cao hơn hãng khác” thì ông Thăng lại át đi rằng “cứ để họ làm”. Kết quả là CDC Hải Dương hoàn thiện hồ sơ đấu thầu, thanh toán cho công ty Việt Á gần 130 tỷ đồng trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại tài sản nhà nước như kết luận của cơ quan điều tra.
Sử chép rằng, năm 1829, vua Minh Mệnh đã cải tổ Văn thư phòng và thành lập Nội các. Nội các còn được giao một số nhiệm vụ mang tính chất sử học như ghi lại lời nói và việc làm của vua (được gọi là Khởi cư chú)…
Thời nay, chỉ đạo miệng không được ghi chép lại nên thường thì các lãnh đạo chối phăng khi có biến. Ra tòa, ông Chung không thừa nhận những lời khai về chỉ đạolàm trái của ông ở một số vụ án. Không may cho ông cũng như cựu Bí thư tỉnh Hải Dương, cơ quan tố tụng còn nhiều bằng chứng khác.
Nhưng những vụ việc nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, hay cụ thể hơn là không lên đến C03 thường kết thúc bằng việc hòa cả làng. “Bằng chứng đâu” vẫn là khẩu quyết để rũ bỏ những chỉ lệnh đã ban ra một cách không chính thức.
Đến đây câu hỏi là tại sao vẫn tồn tại chỉ đạo miệngtrong hệ thống hành chính? Có lẽ một phần do hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, không có quy định cụ thể.
Rất nhiều quy định yêu cầu phải hỏi ý kiến cấp trên cho một việc mà họ đôi khi không nắm rõ. Bổ nhiệm cán bộ cấp Phòng thì nếu dựa vào hồ sơ, tiêu chuẩn là cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có thể trả lời, mà không cần đến lãnh đạo cấp ngang Bộ. Lãnh đạo này sẽ lâm vào tình thế phải quyết định bổ nhiệm hay không một cán bộ mà ông thậm chí không… biết mặt.
Thêm nữa, quy định yêu cầu có ý kiến cấp trên nhưng không đề cập đến thời hạn trả lời bằng văn bản. Vậy nên, khi bí thì lãnh đạo thường trả lời kiểu tạm thời để lại, nên xem xét thêm… dù chẳng còn gì để xem xét, nghiên cứu nữa.
Vậy thì minh bạch hóa hệ thống pháp luật, cụ thể hóa thời hạn trả lời cấp dưới là có thể “hóa vàng” chỉ đạo miệng?
Tôi cho là không. Hệ thống pháp luật không thể nào theo kịp sự thay đổi của thực tiễn cũng như sự phong phú trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước. Nếu đểtrả lời kịp thời hạn thì sẽ tạo ra những văn bản chỉ đạo kiểu “thực hiện đúng theo quy định”.
Vấn đề là các chủ thể trong quan hệ hành chính phải nắm rõ quyền hạn của mình, tách bạch cấp trên – cấp dưới trong hệ thống với hoạt động công vụ thông thường. Cấp trên không phải luôn luôn là người “chỉ tay năm ngón”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gần đây trong buổi gặp gỡ giáo viên trước thềm năm học mới cũng nói ý, “hiệu trưởng không phải là những ông quan trong trường học”. Ông dùng một từ, là hiệu trưởng phải “phục vụ” cán bộ của mình. Nếu tách bạch như tại khu vực tư nhân, thì thậm chí việc chính của cấp trên là phục vụ cấp dưới, làm sao để họ làm tốt nhất công việc của mình.
Chúng ta nói nhiều đến kiểm soát quyền lực. Điều đó đúng. Nhưng rất khó khi mà lấp ló sau cánh cổng công sở là những thứ từa tựa như quyền trượng, những chỉ đạo miệng phát ra từ lãnh đạo mà cấp dưới biết là sai hoặc không đúng lắm đâu nhưng vẫn phải làm.
Quyền lực như của ông Chung sau cánh cổng ủy ban năm 2016 có lẽ cũng không hiếm ở những nơi khác.