Bí mật chưa được khám phá: Sức hút đặc biệt của V.League

#VLGiaDinhNhaPhuongNgayHomNay

Giá trị thực sự của V.League

Quang Hải, Hoàng Đức, Tuấn Hải đang liên tiếp phá kỷ lục cầu thủ đắt giá bậc nhất V.League, nhưng liệu giá trị thực sự của họ có đến con số 24-30 tỷ đồng như các giao kèo với các đội bóng chủ quản không? Trên thị trường chuyển nhượng, đồng tiền đang nhảy múa khi mức lót tay cho cầu thủ Việt Nam ngày càng tăng cao.

Với các bản hợp đồng mới nhất, Quang Hải, Hoàng Đức, Tuấn Hải đều nhận các mức lót tay khủng, vượt xa so với mức trần lót tay trước đây của V.League. Tuy nhiên, khi mở cửa sổ chuyển nhượng ra ngoài, giá trị thực sự của họ có được đánh giá cao từ giới chuyên môn không? Mặc dù có những lời khen ngợi về tài năng của họ, tuy nhiên, nhà môi giới châu Âu cũng phân tích rằng cầu thủ Việt Nam đang nhận đãi ngộ cao hơn trình độ thực sự của họ.

Bên cạnh đó, bóng đá Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn sau chuỗi thất bại tại các đấu trường quốc tế. Sự khan hiếm tài năng trong bóng đá Việt Nam khiến cho việc đánh giá giá trị thực sự của các cầu thủ như Quang Hải, Hoàng Đức, Tuấn Hải trở nên khó khăn hơn.

Với những câu chuyện và thách thức này, V.League đang đối diện với bài toán phức tạp về giá trị thực sự của cầu thủ và sự phát triển của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Qua đó, cần có những bàn thảo và các biện pháp phù hợp để đưa bóng đá Việt Nam lên tầm cao mới.

Nguồn: https://www.24h.com.vn/bong-da/gia-tri-thuc-su-cua-vleague-c48a1589282.html



Quang Hải, Hoàng Đức, Tuấn Hải liên tiếp phá kỷ lục cầu thủ đắt giá bậc nhất V.League. Tuy nhiên, giá trị thực sự của họ liệu có đến con số 24-30 tỷ đồng như những giao kèo với các đội bóng chủ quản.



Đồng tiền nhảy múa

Chỉ trong vòng hơn 20 ngày, V.League chứng kiến những “vụ nổ” trên thị trường chuyển nhượng. Đó không phải là chuyện cầu thủ A sang đội bóng B mà đi sâu vào những bản hợp đồng “nặng đô”, với mức phí lót tay mà vốn không ai có thể hình dung trước đó.

Giá trị thực sự của V.League - 1

Các cầu thủ Việt Nam đang nhận lót tay cao hơn so với giá trị thực.

Năm ngoái, mức trần lót tay của V.League dao động từ 5,5 đến 6 tỷ đồng/năm. Điều đó được minh chứng từ những bản hợp đồng dành cho Bùi Hoàng Việt Anh (16,5 tỷ/3 năm), Nguyễn Văn Toàn (10 tỷ/2 năm), Quế Ngọc Hải (12 tỷ/2 năm). Nhưng chỉ sau 1 mùa giải, con số tối đa liên quan đến lót tay mà V.League chứng kiến đã lên tới 8-10 tỷ đồng/năm!

Cụ thể, đầu tháng 7, CLB Hà Nội quyết định chi đậm khi bỏ ra 24 tỷ đồng/3 năm cho Phạm Tuấn Hải. Con số ấy thiết lập kỷ lục mới về tiền lót tay, dành cho một lần ký hợp đồng của cầu thủ V.League. Nhưng chỉ sau đó hơn nửa tháng, CLB Công an Hà Nội thiết lập cột mốc mới khi chi khoảng 26-27 tỷ đồng cho bản hợp đồng tối thiểu đến năm 2027 dành cho Nguyễn Quang Hải.

Nhưng kỷ lục chưa chịu dừng lại ở con số ấy. Vài ngày sau, thông tin uy tín khẳng định Hoàng Đức đã đồng ý vào một thoả thuận có mức lót tay 30 tỷ đồng/3 năm. Nên nhớ, suốt những năm tháng thi đấu trong sự nghiệp, Lê Công Vinh cũng chỉ có ngần ấy tiền lót tay. Có những trường hợp mà dù đã chơi bóng mười mấy năm cũng chưa thể đạt được số tiền mơ ước như Hoàng Đức.

Ở một góc độ nào đó, căn cứ vào trượt giá của đồng tiền tính trong khoảng 15 năm trở lại đây, việc Hoàng Đức, Quang Hải hay Tuấn Hải nhận một chế độ hậu hĩnh như vậy có thể xem là chấp nhận được. Năm 2011, giá vàng là 35,92 triệu đồng lượng. Lúc bấy giờ, Công Vinh lập kỷ lục chuyển nhượng khi đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội với lót tay 13 tỷ đồng/3 năm. 13 năm sau, giá vàng hiện đã vượt gấp đôi con số kể trên. Và đương nhiên, chuyện Quang Hải, Tuấn Hải, Hoàng Đức nhận tới 24-30 tỷ đồng tiền lót tay cũng không phải phi lý…

Nhưng đó là câu chuyện gói gọn trong thị trường chuyển nhượng nội bộ của Việt Nam. Còn khi mở cửa sổ chuyển nhượng ra đúng nghĩa, với những đánh giá từ chính giới chuyên môn khu vực và thế giới, liệu đồng tiền nhảy múa ấy của V.League thực sự có giá trị?

Vấn đề của bóng đá Việt Nam và V.League

Một thực tế phải thừa nhận, hào quang thành công của các ĐT Việt Nam đã khép lại, sau giai đoạn cực thịnh từ năm 2018 đến 2023. Thất bại liên tiếp từ U16, U19 đến ĐT Việt Nam chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay không phải đến một cách vô cớ. Khi nhiều người vẫn chỉ trích thậm tệ ông Philippe Troussier, HLV Hứa Hiền Vinh hay Trần Minh Chiến suốt nửa năm rồi thì bức tranh ảm đạm của bóng đá Việt Nam thực tế vốn đã hiện diện trong khoảng hơn 1 năm rưỡi qua.

Thất bại trước Thái Lan của Việt Nam tại chung kết AFF Cup 2022 vào đầu năm 2023 là điểm khởi đầu. Bởi từ đó cho tới nay, ngoại trừ chiến thắng tại giải Đông Nam Á ở cấp độ U23 vào tháng 8/2023, Việt Nam không thành công trên mọi mặt của đấu trường. Đằng sau kết quả tệ hại ấy, bóng đá Việt Nam không sản sinh ra được những cầu thủ đủ cứng cáp và xuất chúng như 2 thế hệ 1995-1997 và 1997-1999 với đỉnh cao Văn Toàn, Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng hay Hoàng Đức.

Dàn cầu thủ sinh năm 2000 trở về sau dù được cấy ghép, trao cơ hội lên U23 và ĐT Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng suy cho cùng, họ vẫn chỉ là những kép phụ trong dàn nhạc vốn vẫn phải phụ thuộc vào 2 lứa cầu thủ trước đó. Vô hình trung, bóng đá Việt Nam khan hiếm tài năng. Và như một trật tự logic, chúng ta đến nay vẫn phải coi Quang Hải, Hoàng Đức hay phần nào Tuấn Hải là những cầu thủ xuất sắc nhất mà bóng đá Việt Nam có được cho đến hiện tại.

Đương nhiên, khi không thể có những lựa chọn nào khả dĩ hơn, các đội bóng tại V.League nếu như muốn sở hữu những cầu thủ này cũng phải trả một cái giá đắt hơn so với mặt bằng chung. Hay thậm chí, cái giá ấy còn lớn hơn cả phong độ thực tế của họ.

27 tỷ đồng cho 3 năm chơi bóng dành cho Quang Hải phiên bản năm 2018 – gương mặt khi ấy được định giá triệu đô dựa trên phong độ rất cao và tuổi đời trẻ trung hẳn nhiên cực kỳ phù hợp. 30 tỷ đồng cho 3 năm hợp đồng đối với Hoàng Đức phiên bản 2021 cũng xứng đáng đến từng xu như thế. Nhưng ở thời điểm này, Quang Hải hay Hoàng Đức không phải là chính họ ở giai đoạn chất lượng nhất. Quang Hải mùa trước dù là đầu tàu của CLB Hà Nội nhưng màn trình diễn của anh lúc hay lúc dở. Hoàng Đức được chọn vào đội hình tiêu biểu đầy tranh cãi, khi gương mặt này thi đấu rất mờ nhạt ở mùa bóng đã qua. Có chăng, Phạm Tuấn Hải là cầu thủ nhận một mức đãi ngộ phù hợp và tương xứng nhất. Bởi dẫu sao, ở tuổi 26, Hải “bé” đang ở thời điểm đẹp nhất của phong độ và sự nghiệp. 8 tỷ đồng/năm dành cho Tuấn Hải âu cũng là định giá phù hợp của Hà Nội FC dành cho tiền đạo quê Hà Nam, nếu xét chung mặt bằng và thực tế V.League hiện tại.

Vậy nhưng, liệu Tuấn Hải có thật sự giá trị trong mắt các đội bóng quốc tế? Đáng tiếc đến giờ, chưa một CLB nào ngoài Việt Nam thật sự khát khao theo đuổi Tuấn Hải. Hay nếu có, họ cũng không thể trả một khoản tiền lớn đến 8 tỷ đồng/năm, chỉ riêng lót tay cho Hải “bé”.

Cách đây không lâu, Consadole Sapporo của Nhật Bản tuyên bố muốn có Quang Hải. Nhưng theo nguồn tin có được, đội bóng đang chơi ở J.League quả quyết Hải “con” sẽ không thể nhận đãi ngộ như cách anh được hưởng tại CLB Công an Hà Nội. Bởi xét về mặt bằng chung ở J.League, trình độ của Quang Hải khó có thể đạt đến tầm cỡ như nhiều ngôi sao đang chơi bóng tại đây. Đồng nghĩa, đãi ngộ của Hải cũng chẳng thể “nhảy múa” như cách mà V.League định giá cho chính anh hiện tại!

Nhà môi giới châu Âu: Cầu thủ Việt Nam nhận đãi ngộ cao hơn trình độ thực chất

Ông Jernej Kamensek, nhà môi giới vừa vượt qua kỳ thi Chứng chỉ đại diện cầu thủ FIFA do LĐBĐ Việt Nam tổ chức thẳng thắn thừa nhận cầu thủ Việt Nam không thể sang Slovenia chơi bóng. Lý do được nhà môi giới này phân tích: “Có một thực tế cần phải bàn là cầu thủ Việt Nam đang nhận chế độ quá cao so với năng lực thực tế của họ.

Giá trị thực sự của V.League - 2

Quang Hải nhận tiền lót tay hậu hĩnh ở CLB Công an Hà Nội.

Các CLB nước ngoài sẽ không thể trả được con số như vậy. Một cầu thủ giỏi của Việt Nam nhận lương gấp 10 lần so với con số thực tế về lương mà các đội bóng ở nước ngoài có thể chi trả. Đó cũng là một phần lý do khiến cho cầu thủ Việt Nam ít xuất ngoại. Hay ngược lại, các CLB nước ngoài chưa quan tâm đúng mực đến thị trường Việt Nam”.

Nguồn: (Link nguồn)

TPO – Sau thời gian dài theo đuổi chính sách HLV ngoại, Hà Nội FC quyết định đặt niềm tin vào “thuyền trưởng” trẻ Lê Đức Tuấn ở mùa giải 2024/25.


Theo An Khánh ((Tên nguồn))


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *