Những bí quyết chọn đồ chơi cho con mà mẹ nên biết

#Dinhduongtamhon #phattritutuongtac #dochoi #phattrientosan
#dochoichobevadakkhac; #dochoichobetungdo
#dochoichobesotuoi; #dochoichobesan #dochoichocon
#dochoichoconduoiban; #kinhnghiemchondochoichobe
#cachvehindohoichoicuabe #anbuilongraomongmuonhoichobe
#dochoiphattrientoanvenhahbangcbihoco
#vietnam #vietnamese #vietnamesehashtags

Các mẹ muốn mua đồ chơi cho con nhưng không biết nên mua loại đồ chơi nào? Đồ chơi nào phù hợp với độ tuổi của con để giúp con vừa chơi phát triển tư duy và trí não tối đa? Hãy đọc ngay những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các mẹ đấy!

Thời đại công nghệ phát triển với sự ra đời của các thiết bị điện tử khiến trẻ em không còn hứng thú nhiều với các trò chơi truyền thống hay sách truyện. Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ hiện nay có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn do không có sự tương tác với mọi người xung quanh. 

Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần đọc sách, kể chuyện và cho bé chơi với các đồ chơi có tính tương tác cao như búp bê, đất sét, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi trí tuệ, đồ chơi nấu ăn… Việc thường xuyên chơi cùng bố mẹ, người thân và đặc biệt là bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp các bé phát triển toàn diện cả về tư duy và thế chất. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các mẹ lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của con.

Đồ chơi cho bé rất đa dạng và phong phú
Đồ chơi cho bé rất đa dạng và phong phú

Đồ chơi cho bé có những loại nào?

Đồ chơi cho bé có rất nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:

– Đồ chơi nghệ thuật và sáng tạo: Bút màu, giấy, màu vẽ, sách tô màu, đồ làm thủ công, đất nặn…

– Đồ chơi lắp ghép phát triển kỹ năng tư duy: Lego, đồ chơi xếp gỗ, Megablocks.

– Đồ chơi có nhạc: đàn gió, đàn piano mini, thanh gõ, trống, kèn, sáo, còi.

– Đồ chơi phát triển trí tuệ: Đồ chơi ghép hình, đồ chơi đánh đố, đồ chơi phân loại hình dáng.

– Đồ chơi vận động: các loại bóng, xe đạp, xích đu, các đồ chơi để cưỡi lên; đồ chơi leo trèo, dụng cụ thể thao.

– Đồ chơi đóng giả phát triển ngôn ngữ và cảm xúc: Đồ chơi nấu ăn, trạm cứu hỏa, xe ô tô, đồ chơi mặc quần áo, thú nhồi bông.

– Đồ chơi handmade: Các mẹ có thể tận dụng que kem, ống hút, vải nỉ, hộp sữa, bì cứng, chai nhựa, lõi giấy vệ sinh, xốp để tự thiết kế đồ chơi cho bé và kích thích bé tham gia làm cùng mình.

Đồ chơi nấu ăn cho bé
Đồ chơi nấu ăn cho bé

5 tiêu chí quan trọng khi chọn đồ chơi cho bé

Khi chọn đồ chơi cho con, các mẹ cần lưu ý 5 tiêu chí quan trọng sau:

+ Chú ý về kích thước của đồ chơi vì các bé nhỏ rất hay có xu hướng đưa đồ chơi vào miệng. Nếu đồ chơi có kích thước quá nhỏ và bé đưa vào miệng, nếu mẹ không biết để lấy ra kịp thời bé có thể bị hóc nghẹn rất nguy hiểm.

+ Nên chọn những loại đồ chơi để bé có thể chơi cùng bạn, cùng bố mẹ và những người khác. Điều này giúp bé tăng cường nói chuyện, giao tiếp với nhiều người, tránh tình trạng bé chỉ chơi một mình rất dễ bị tự kỷ.

+  Chọn đồ chơi cho bé an toàn, không có các cạnh sắc nhọn khiến bé bị thương.

+ Đồ chơi hợp với độ tuổi của bé để bé có thể dễ dàng chơi và thay đổi cách chơi theo ý mình.

+ Nên mua đồ chơi của các thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn. Một số thương hiệu đồ chơi cho bé nổi tiếng mẹ nên lựa chọn như Fisher Price, Little Tikes, Mattel, Summer Infant, Lego, Barbie, Disney, Winwintoys…

+ Tuyệt đối không nên mua các loại đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa các thành phần độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Nên mua đồ chơi của các thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn
Nên mua đồ chơi của các thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn

Cách chọn đồ chơi phù hợp với tuổi của bé

Đồ chơi có nhiều loại và phù hợp với các bé ở từng độ tuổi và giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý các loại đồ chơi cho bé tương ứng với từng độ tuổi:

– Với các bé từ 0-6 tháng tuổi: Giai đoạn này bé phát triển các giác quan như cầm nắm, nghe, nếm và ngửi. Mẹ nên chọn đồ chơi để bé cầm nắm, đồ chơi bóp chíp, ti ngậm, xúc xắc, nướu ngậm, cắn răng hình thú…

– Với các bé từ 6-12 tháng tuổi: Thảm chơi, đồ chơi giúp bé tập đứng, kệ chữ A, xe đồ chơi để bé ngồi; đồ chơi treo trên xe, cũi và giường…

– Với các bé từ 12-18 tháng tuổi: Đồ chơi thú nhồi bông hoặc bằng nhựa.

– Với các bé từ 18-24 tháng tuổi: Các trò chơi mô phòng như tập nấu ăn, ném bóng vào rổ, ném vòng vào cột, câu cá, tập vẽ.

– Với các bé từ 2-3 tuổi: Nên mua đồ chơi xếp hình; mô hình tàu điện, nặn đất sét, ghép tranh, vẽ tranh, ô tô, xe máy, xe đồ chơi, đồ chơi nấu ăn.

Đồ chơi nặn đất sét
Đồ chơi nặn đất sét

Cách vệ sinh đồ chơi cho bé

Trẻ nhỏ rất hay cho tay và đồ chơi vào miệng nên các mẹ cần vệ sinh đồ chơi thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Với mỗi loại chất liệu làm đồ chơi thì sẽ có cách vệ sinh khác nhau. Cụ thể:

+ Đồ chơi bằng vải và thú nhồi bông: Cho vào máy giặt và xà phòng để giặt sạch.

+ Đồ chơi bằng nhựa và sách: Các mẹ hãy sử dụng giấm để vệ sinh đồ chơi bằng sách và nhựa. Nếu đồ chơi có pin, bố mẹ cần tháo pin ra trước khi vệ sinh để pin không bị hỏng.

+ Đồ chơi bằng nhựa cứng: Mẹ có thể cho vào túi lưới rồi bỏ vào máy giặt giặt sạch.

+ Đồ chơi bằng gỗ: Mẹ hãy pha loãng giấm với nước rồi đổ vào bình xịt. Sau đó phun vào bề mặt đồ chơi gỗ và dùng khăn sạch lau khô. Không nên phun quá nhiều nước vì có thể làm hỏng đồ chơi bằng gỗ các mẹ nhé!

+ Đồ chơi búp bê: Các mẹ nên sử dụng dầu gội hoặc xà phòng để giặt sạch sau đó phơi ra ngoài trời nắng.

Trẻ nhỏ rất hay cho tay và đồ chơi vào miệng nên các mẹ cần vệ sinh đồ chơi thường xuyên
Trẻ nhỏ rất hay cho tay và đồ chơi vào miệng nên các mẹ cần vệ sinh đồ chơi thường xuyên

Đồ chơi cho bé rất đa dạng và phong phú, các mẹ có thể thoải mái lựa chọn cho bé yêu của mình một món đồ chơi tốt nhất và phù hợp nhất. Chúc các mẹ thành công!


[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *