8 phong tục tết truyền thống không thể bỏ lỡ

Các tục lệ phổ biến nhất trong ngày Tết cổ truyền đã được hé lộ. Are you ready to celebrate #Tet with these traditions? 🧧🧨🎉 #Tet2022 #VietnameseTraditions #FestiveSeason #HolidayTraditions #TetCelebrations

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]

Tống cựu nghênh tân. lì xì, kiêng kỵ… là những tục lệ, phong tục ngày Tết phổ biến nhất trong dịp Tết cổ truyền của dân tốc Việt Nam.

Tống cựu nghênh tân

Phải sử dụng găng tay khi lau chùi

Tống cựu nghênh tân tức là tiễn đưa những thứ cũ và đón chào những điều mới mẻ. Tục lệ này vốn dĩ không cần câu nệ nghi thức, chỉ đơn giản là dọn dẹp, trang trí nhà cửa, vứt bỏ hết những đồ cũ không dùng đến, mua sắm thêm một số đồ mới cho căn nhà được trang hoàng hơn. Đường phố cũng được từng nhà trang trí và quét dọn sạch sẽ, tinh tươm, chờ đón một năm mới an khang, hạnh phúc sắp về.

Lễ rước vong linh ông bà

Chiều ngày cuối năm là thời điểm mà nhà nhà bày lên bàn thờ mâm cỗ cúng để mời ông bà về chung vui Tết với cháu con. Vào thời khắc giao thừa, những người lớn nhất nhà thường sẽ dứng trước bàn thờ, vong linh tổ tiên để khấn vái và đánh những hồi chuông báo hiệu. Tục lệ này nhằm giúp con cháu thể hiện sự kính trọng, báo hiếu, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, và đây cũng là dịp để mọi người cầu mong một năm mới may mắn, hạnh phúc.

Xông nhà

Xông nhà, hay cũng được gọi là tục Xông đất là một tục lệ vô cùng thú vị của dân Việt mình. Người xông đất nếu hợp tuổi, hợp can, hợp vận sẽ có thể mang đến cho gia chủ những điều may mắn, tốt đẹp trong suốt cả năm. Ngược lại những người nặng vía, khắc chủ, nếu là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mới sẽ chỉ đem đến vận xui cho gia chủ. Vì vậy, thường thì mỗi khi sắp Tết, gia chủ sẽ tìm người hợp vía với mình và nhờ người đó sang nhà xông đất đầu năm.

Chúc thọ, chúc Tết

Chúc thọ, chúc Tết là thời điểm mà hàng xóm láng giềng qua nhà nhau chơi vào sáng mùng Một Tết. Đây cũng là lúc mà các cụ ông, cụ bà được mọi người chúc thọ, bất kể sinh vào ngày tháng nào. Tục lệ này nhằm thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết giữa hàng xóm, láng giềng với nhau, đồng thời cũng là dịp thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối vớ ông bà mình.

Lì xì

“Lì xì” hay mừng tuổi là tục lệ mà người lớn cho tiền vào phong bao mài đỏ rồi mừng tuổi cho con, cháu trong nhà cũng như hàng xóm láng giềng với mong muốn năm nay các cháu sẽ mau ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, chăm chỉ, học hành giỏi giang.

Quà Tết, lễ Tết

Quà Tết hay lễ Tết thường sẽ là bầu rượu, con gà, cân nếp… Đây là những thứ rất bình dị và thể hiện tình cảm chân thành của những người hàng xóm láng giềng với nhau hoặc con rể qua chúc Tết bố mẹ vợ. Ngày này, có lẽ bởi “phú quý sinh lễ nghĩa” mà quà Tết được xem là một “vật” để người đi chúc đạt được mục đích của mình. Hãy nên nhớ rằng, quà tết nên là những thứ đơn giản, bình dị nhưng lại thể hiện được tình cảm của người đi chúc đối với người được chúc.

Xuất hành

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Vào đầu năm mới, nếu hướng đi hợp tuổi, hợp vận, có thể năm đó sẽ là năm phát lộc, phát tài của gia chủ. Vì vậy mà trước khi bước chân ra khỏi nhà đầu năm mới, người ta thường xem bói toán hoặc sách vở nhằm biết được hướng đi hợp nhất với mình.

Tục kiêng kỵ ngày Tết

Kiêng kỵ là những điều không nên làm trong những ngày Tết. Tục kiêng kỵ này xuất phát từ nhiều điển tích, điển cố từ xa xưa, ví dụ như không nên quét nhà hay giặt quần áo vào sáng mùng một…

Hương Giang

tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh đầu tiên tại Việt Nam


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *