So sánh Moto G và HTC Desire 610: Lựa chọn sáng giá tại phân khúc tầm trung! Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu smartphone với thiết kế đẹp, hiệu năng mạnh mẽ và giá cả phải chăng. #MotoG #HTCDesire610 #SmartphoneTầmTrung #LựaChọnSángGiá
Moto G và HTC Desire 610 đều là những chiếc smartphone tầm trung đáng giá với những tính năng hấp dẫn, và hiệu năng mạnh mẽ
HTC Desire 610
Ưu điểm:
– Thiết kế đẹp
– Chất lượng nghe gọi tốt
– Camera khá tốt
– Các tính năng khá đa dạng và độc đáo
Nhược điểm:
– Kích thước khá lớn và dày
– Màn hình độ phân giải thấp
Motorola Moto G
Năm 2012 là một cột mốc đáng nhớ của nhà sản xuất Đài Loan khi mà họ đã cho lên kệ hàng loạt các mẫu smartphone từ phân khúc tầm trung tới phân khúc cao cấp, mà giới chuyên môn gọi là “lấp đầy chỗ trống trên thị trường”. Trong số những mẫu smartphone trung cấp, thì HTC Desire 610 là thiết bị được chú ý nhiều hơn cả nhờ thiết kế và các tính năng độc đáo của nó.
Bên cạnh đó, Motorola – Moto G cũng là một mẫu smartphone được đánh giá rất cao cả ở phân khúc giá rẻ, và phân khúc tầm trung, chủ yếu bởi nó cung cấp rất nhiều cho người dùng với một giá thành rất rẻ. Hiệu năng và chất lượng màn hình của Moto G thậm chí được đánh giá là ngang ngửa với cả những thiết bị gấp đôi nó về giá trên thị trường hiện nay. Hãy cùng chúng tôi so sánh 2 chiếc smartphone này nhé.
So sánh về thiết kế
Tuy không sở hữu những nét tinh tế như trên các siêu phẩm HTC One, nhưng thiết kế trên chiếc Desire 610 vẫn khá ưa nhìn. Với các sự lựa chọn về màu sắc bao gồm màu đỏ, trắng, và xanh đậm, chiếc 610 tạo một cảm giác ban đầu khá thoải mái và ôm tay mặc dù chỉ với tông nhựa plastic.
Mặt sau của máy trái lại tỏ ra khá bóng bẩy, nhưng cũng rất dễ trày xước, và bám vân tay. Mặc dù cùng làm từ chất liệu nhựa, nhưng máy vẫn tạo cảm giác chỉ là phân khúc tầm trung, chứ không làm toát lên được vẻ sang trọng như iPhone 5C hay những dòng smartphone Nokia cao cấp.
Hai bên cạnh và mặt trước của máy được bao bọc bởi chất liệu nhựa mờ bám dính, không chỉ với chức năng chính là giúp cho chiếc Desire 610 không bị tuột mất khỏi tay người dùng, mà còn tạo nên một nét thời trang rất riêng cho nó.
Không quá cầu kỳ với chỉ một lớp vỏ nhựa plastic, bo tròn các góc cạnh, chiếc Moto G chú trọng về cảm giác trên tay hơn là cảm giác “sang” cùng vỏ kim loại. Trên thực tế, khi cầm Moto G trên tay, người dùng có thể cảm nhận được sự thoải mái mà nó mang lại, chủ yếu từ sự cân bằng giữa kích thước (dày 11.6 mm), trọng lượng (143 g).
Mặc dù có màn hình có phần hơi bé (4.5 inch) so với các siêu phẩm smartphone hiện nay (chủ yếu là 5 inch), nhưng đây vô hình chung cũng là thế mạnh của Moto G, khi mà nó giúp người dùng dễ dàng cầm và thao tác với chỉ một tay.
Mặt sau của Moto G có lớp ốp lưng có thể thay thế bằng nhiều loại với kiểu dáng, màu sác khác nhau, làm tăng thêm sự lựa chọn và thể hiện cá tính của người dùng. Kiểu thiết kế này tưởng như đã bị tuyệt chủng, thế nhưng một lần nữa Moto G đã mang nó quay trở lại.
Motorola Moto G cũng được trang bị khả năng chống nước cơ bản, với một tấm “nano” bên trong, giúp nó có thể chống chịu được nước cấp độ thấp, đủ để giữ cho cục pin không thể tháo rời, và các linh kiện điện tử bên trong không bị ướt khi trời mưa nhẹ. Tuy khả năng này không hoàn hảo như các siêu phẩm chống nước hàng đầu, nhưng cũng là quá tốt cho một thiết bị nằm ở phân khúc giá rẻ.
So sánh về hiệu năng
HTC Desire 610 được trang bị một bộ vi xử lý khá phổ biến ở phân khúc tầm trung, đó là Snapdragon 400 có tốc độ 1.2GHz thấp hơn một chút so với chiếc Samsung Galaxy S4 mini 4.3 inch cùng bộ xử lý dual-core Snapdragon 400 tốc độ 1.7GHz.
Cả hai bộ vi xử lý kể trên cũng đều cho kết quả thử nghiệm benchmark giống như sự chênh lệch về tốc độ của nó. Cụ thể với trình Geekbench 3, chiếc HTC Desire 610 có số điểm là 1043, thấp hơn một chút so với Galaxy S4 là 1099. Ở trình benchmark 3D Ice Storm Unlimited, số điểm của chiếc S4 cũng cao hơn một chút so với đại diện đến từ HTC (4871 so với 4783).
Bên cạnh khả năng hiển thị của màn hình, thì hiệu năng trên chiếc Motorola Moto G cũng gây ấn tượng mạnh với người sử dụng.
Sở hữu lõi tứ quad-core Cortex A7 với bộ xử lý Snapdragon 400 tốc độ 1.2GHz không phải là quá đời mới khi so với các máy cao cấp, nhưng Moto G cho hiệu năng hoạt động tốt hơn nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc. Có thể kể ra một ví dụ, với lõi Cortex A7 kết hợp cùng Snapdragon 400, Moto G cho một tốc độ xử lý cao hơn nhiều so với lõi Cortex A5 trên HTC Desire 500 ở các bài thử nghiệm benchmark.
Motorola Moto G cũng tỏ ra mạnh hơn nhiều khi so với LG L7 II, Sony Xperia M, và không thua kém quá nhiều khi so với loạt smartphone tầm trung như HTC One mini, Galaxy S4 mini.. Những mẫu mini bên trên cũng sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon, nhưng nhờ được trang bị cặp lõi Krait, nên có hiệu năng cao hơn một chút. Tuy vậy, Moto G vẫn chạy tốt với các ứng dụng nặng như chơi games, xem phim HD, và cho khả năng đa nhiệm tốt.