Queen Mobile Blog

Bí quyết thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai tại cấp xã

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất quy định về trình tự thực hiện thống kê và kiểm kê đất đai cấp xã. Theo dự thảo, quy trình thực hiện thống kê và kiểm kê đất đai cấp xã bao gồm các bước chuẩn bị, rà soát, xử lý, tổng hợp số liệu, phân tích và đánh giá kết quả.

Công tác chuẩn bị là bước đầu tiên, bao gồm việc thu thập tài liệu, hồ sơ, bản đồ và số liệu liên quan đến biến động đất đai. Đồng thời, cần phân loại, đánh giá và lựa chọn các tài liệu cần thu thập và xây dựng văn bản hướng dẫn. Rà soát phạm vi địa giới đơn vị hành chính cấp xã trên bản đồ kiểm kê đất đai cũng là một bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

Sau đó, cần rà soát các trường hợp thay đổi về loại đất, đối tượng sử dụng đất và đối tượng được giao quản lý đất. Tiếp theo là xử lý, tổng hợp số liệu thống kê và lập báo cáo kết quả. Phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Đối với kiểm kê đất đai cấp xã, cần xây dựng kế hoạch kiểm kê, đánh giá nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật và chuẩn bị nguồn tài chính. Công tác chuẩn bị bao gồm việc phổ biến và quán triệt nhiệm vụ đến cán bộ và người dân, thu thập hồ sơ, tài liệu và bản đồ liên quan đến kiểm kê đất đai.

Sau đó, cần điều tra, rà soát, cập nhật và chỉnh lý các biến động đất đai trong kỳ kiểm kê. Việc này bao gồm cập nhật nội nghiệp vào bản đồ kiểm kê đất đai, điều tra và khoanh vẽ thực địa để bổ sung thông tin và chỉnh lý biên độ đất.

Cuối cùng, cần xử lý, tổng hợp số liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả. Các bước trên đều rất quan trọng để đảm bảo độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thống kê và kiểm kê đất đai tại cấp xã.

#thốngkêđấtđai #kiểmkêđấtđai #bộtnmt #sựkiệnngàyhôm #đấtđai#cấpxã

Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/trinh-tu-thuc-hien-thong-ke-kiem-ke-dat-dai-cap-xa-119240514172446155.htm

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về trình tự thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã

Trình tự thực hiện thống kê đất đai cấp xã

Theo dự thảo, trình tự thực hiện thống kê đất đai của xã, phường, thị trấn (thống kê đất đai cấp xã) thực hiện các bước sau:

1- Công tác chuẩn bị:

– Thu thập hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ thống kê phục vụ cho công tác thống kê đất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai năm gần nhất; hồ sơ địa chính; tiếp nhận Biểu 01 tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này do Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến.

– Rà soát phạm vi địa giới đơn vị hành chính cấp xã trên bản đồ kiểm kê đất đai để chỉnh lý thống nhất với bản đồ biên giới, bản đồ địa giới hành chính mới nhất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

– Phân loại, đánh giá và lựa chọn các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu thu thập.

– Xây dựng các văn bản hướng dẫn.

– Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho thống kê đất đai.

2- Rà soát các trường hợp thay đổi về loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất do này do Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến, cập nhận thông tin hiện trạng sử dụng đất đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế vào Biểu 01 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; tính toán diện tích trong năm thống kê đất đai theo từng khoanh đất, chỉnh lý các khoanh đất có thay đổi lên bản đồ kiểm kê đất đai.

3- Xử lý, tổng hợp số liệu thống kê đất đai của cấp xã và lập các biểu 01/TKKKĐĐ, 02/TKKKĐĐ, 03/TKKKĐĐ, 05/TKKKĐĐ, 06/TKKKĐĐ, 07/TKKKĐĐ và 08/TKKKĐĐ tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

4- Phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp trong năm thống kê đất đai, gồm:

– Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

– Báo cáo phân tích, đánh giá biến động đất đai, trong đó phân tích, đánh giá cụ thể đối với trường hợp thay đổi về địa giới đơn vị hành chính (nếu có).

– Báo cáo đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

5- Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai; báo cáo thể hiện các nội dung sau:

– Tình hình tổ chức thực hiện, nguồn số liệu, tài liệu sử dụng để tổng hợp thống kê đất đai tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của tài liệu, số liệu thu thập.

– Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm thống kê với số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của năm trước.

– Đánh giá cụ thể đối với trường hợp thay đổi về địa giới đơn vị hành chinh, việc không thống nhất về địa giới đơn vị hành chính (nếu có).

– Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai.

6- Hoàn thiện, trình duyệt kết quả thống kê đất đai của cấp xã.

7- In sao và giao nộp kết quả thống kê đất đai theo quy định.

Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai cấp xã

Theo dự thảo, trình tự thực hiện kiểm kê đất đai của xã, phường, thị trấn (kiểm kê đất đai cấp xã) thực hiện các bước sau:

1- Công tác chuẩn bị:

– Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn cấp xã.

– Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật; chuẩn bị nguồn tài chính theo quy định phục vụ công tác kiểm kê đất đai; phân công trách nhiệm và sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan của xã để thực hiện; đề xuất giải pháp để triển khai thực hiện đảm bảo về nội dung và thời gian theo quy định.

– Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các cán bộ và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê đất đai.

– Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ kiểm kê đất đai; hồ sơ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sử dụng đất; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước; kết quả thống kê đất đai hằng năm trong kỳ kiểm kê đất đai; tiếp nhận Biểu 01 tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này do Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến.

– Rà soát phạm vi địa giới đơn vị hành chính cấp xã trên bản đồ kiểm kê đất đai để chỉnh lý thống nhất với bản đồ biên giới, bản đồ địa giới hành chính mới nhất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

– Rà soát, đối chiếu, lựa chọn các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê đất đai.

– In ấn tài liệu phục vụ cho kiểm kê đất đai.

2- Rà soát các trường hợp thay đổi về loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến, cập nhận thông tin hiện trạng sử dụng đất đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế vào Biểu 01 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; tính toán diện tích trong năm thống kê đất đai theo từng khoanh đất, chỉnh lý các khoanh đất có thay đổi lên bản đồ kiểm kê đất đai.

3- Điều tra, rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trong kỳ kiểm kê:

– Rà soát khoanh vẽ, chỉnh lý nội nghiệp vào bản đồ kiểm kê đất đai, dữ liệu sử dụng cho điều tra kiểm kê đối với các trường hợp có biến động đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và biên tập tổng hợp các thửa đất thành các khoanh đất theo quy định tại các điểm b, c khoản 4 Điều 16 Thông tư này; in ấn bản đồ kiểm kê đất đai phục vụ điều tra khoanh vẽ ngoại nghiệp.

– Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất về ranh giới; về loại đất theo mục đích chính, mục đích phụ (nếu có); đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất; xác định các trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện và các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích.

– Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất và cập nhật thông tin loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất lên bản đồ kiểm kê đất đai dạng số theo chỉ tiêu kiểm kê chi tiết và chỉ tiêu kiểm kê chuyên đề (nếu có); biên tập bản đồ và tính diện tích các khoanh đất;

– Lập bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai từ kết quả điều tra thực địa.

3- Xử lý, tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã và lập các biểu 01/TKKKĐĐ, 02/TKKKĐĐ, 03/TKKKĐĐ, 05/TKKKĐĐ, 06/TKKKĐĐ, 07/TKKKĐĐ, 08/TKKKĐĐ, 09/KKĐĐ, 10/KKĐĐ, 11/TKKKĐĐ và 12/TKKKĐĐ tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

4- Xây dựng báo cáo thuyết minh về hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai trong kỳ kiểm kê đất đai, gồm:

– Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

– Báo cáo phân tích, đánh giá biến động đất đai, trong đó phân tích, đánh giá cụ thể đối với trường hợp thay đổi về địa giới đơn vị hành chính (nếu có).

– Báo cáo phân tích, đánh giá đối với trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và đã bàn giao đất trên thực địa nhưng tại thời điểm kiểm kê chưa sử dụng đất theo quyết định.

– Báo cáo đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

5- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định.

6- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, báo cáo thể hiện các nội dung sau:

– Tình hình tổ chức thực hiện; phương pháp điều tra, thu thập số liệu kiểm kê đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng hợp; các thông tin khác có liên quan đến số liệu.

– Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm kiểm kê với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất; tình hình giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện; tình hình và nguyên nhân chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chinh; tình hình chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính thực hiện trong kỳ kiểm kê (nếu có).

– Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất đai.

6- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã.

7- Hoàn thiện, trình duyệt kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã.

8- In sao và giao nộp kết quả kiểm kê đất đai về cấp huyện.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây


Exit mobile version