Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ khi xin việc

Trình độ văn hóa là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc. Tuy nhiên có rất nhiều người không biết nên viết phần trình độ này trong sơ yếu lý lịch như thế nào. Chuyện thật như đùa, nhưng đây là một hiện trạng phổ biến hiện nay. Tuy đơn giản nhưng đây là một điểm vô cùng quan trọng giúp bạn gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy khái niệm về trình độ này là gì? Làm thế nào để ghi trình độ trong đơn xin việc đúng quy cách? Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Phần trình độ trong CV vẫn có rất nhiều người bị sai
Có rất nhiều người mắc lỗi sai khi ghi trình độ trong hồ sơ xin việc

Khái quát về trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là một khái niệm rất rộng. Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và thống nhất nào về trình độ văn hóa. Chính vì vậy, cho đến hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy định về khái niệm này.

Trong các hồ sơ xin việc, có rất nhiều người thường hay đánh đồng khái niệm trình độ về văn hóa với trình độ học vấn. Đây là một sai lầm rất tai hại nhưng hiện tại vẫn không có từ ngữ nào để thay thế. Để khắc phục vấn đề này và tìm ra cách để thể hiện chính xác, chúng ta cần hiểu sao cho đúng trước đã.

Trình độ văn hóa là gì?

Mặc dù không có một khái niệm cụ thể, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cụm từ này ở nhiều văn bản, giấy tờ như: sơ yếu lý lịch, các giấy tờ yêu cầu khai báo thông tin cá nhân,…

Theo đó, trình độ văn hóa có thể được hiểu là trình độ học vấn của mỗi người theo các cấp bậc đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam. Mặc dù cần có nhiều thay đổi về khái niệm nhưng hiện tại, trong các tài liệu, giấy tờ, chứng từ về kê khai lý lịch cá nhân thì phần trình độ này vẫn là vị trí để người kê khai khai báo các thông tin về trình độ học vấn của mình.

Trình độ học vấn đang được hiểu thay cho văn hóa
Tuy chưa có định nghĩa cụ thể nhưng trình độ học vấn đang được mọi người hiểu thay cho văn hóa.

Phân loại trình độ về văn hóa

Nếu so sánh trình độ về học vấn tương đồng với phần văn hóa thì chúng ta cần xem xét dựa trên các cấp bậc học trung học phổ thông theo quy định hiện hành. Theo đó, phần trình độ này sẽ bao gồm: mù chữ – tiểu học – THCS – THPT. Ngoài ra, việc phân chia các trình độ này còn được xác định dựa theo hệ thống giáo dục các năm như sau:

Trình độ hệ 10 năm

Trình độ này lấy 10 năm học tập làm mốc. Nếu bạn học hết lớp 9 hay tốt nghiệp trung học cơ sở thì trình độ của bạn là 9/10. Nếu học hết lớp 5 thì trình độ sẽ là 5/10. Phần trình độ kiểu như thế này thường sẽ xuất hiện ở những người ở thế hệ 5x, 6x, 7x. 

Trình độ hệ 12 năm

Trình độ này lấy hệ 12 năm là mốc. Nếu bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì trình độ của bạn sẽ là 12/12. Nếu học hết lớp 10 thì trình độ của bạn sẽ là 10/12. Đây là trình độ được áp dụng trong hệ thống giáo dục hiện hành ngày nay.

Hệ 12 năm đang được sử dụng phổ biến
Phân loại trình độ theo hệ 12 năm hiện đang được sử dụng phổ biến hơn

Vai trò của trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc

Việc xác định trình độ là vô cùng quan trọng trong việc làm hồ sơ xin việc/sơ yếu lý lịch. Đối với các nhà tuyển dụng, đây là một căn cứ giúp họ có thể xác định rõ trình độ học vấn của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan về các ứng viên. Chính vì vậy, việc ghi đủ và chính xác về trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc là một điều cần thiết. Đây được xem là một chiếc chìa khóa giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp và hiểu biết của mình, từ đó sẽ dễ dàng mở ra cánh cửa cho cuộc gọi phỏng vấn sau này.

Sự khác biệt giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Đây là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn và luôn luôn được nhiều nhà tuyển dụng chú ý mà đôi khi bạn không hề hay biết. Những khái niệm nay chắc chắn sẽ vô cùng quen thuộc với các bạn có nhu cầu tìm việc làm hoặc thực hiện khai báo hành chính. Bởi các bạn sẽ thường xuyên phải điền đơn xin việc hoặc sơ yếu lý lịch.

Theo đó, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau và được phân loại như sau:

  • Trình độ chuyên môn: đây là trình độ thể hiện việc ứng viên đã hoàn thành chương trình đào tạo nào thuộc chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: Cử nhân đại học ngành Luật, thạc sĩ Kinh Tế – Luật, tiến sĩ Tâm lý học,…
  • Trình độ văn hóa: đây là trình độ mang ý nghĩa thể hiện ứng đã hoàn thành cấp bậc giáo dục phổ thông theo hệ thống giáo dục hiện hành. Ví dụ: trình độ 12/12,  trình độ 10/12, trình độ 9/12,…
Trình độ chuyên môn cũng hay bị nhầm lẫn
Trình độ chuyên mônvăn hóa thường hay bị nhầm lẫn

Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa khi xin việc

Việc ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là vô cùng quan trọng. Đầu tiên, bạn nên xác định rõ bản thân mình thuộc nhóm hệ 10 năm hay 12 năm. Sau đó từ căn cứ đó mà xác định rõ bản thân bạn thuộc phân loại học vấn nào. Ví dụ, nếu trình độ học vấn của bạn là đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì bạn có thể ghi trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc là 12/12. Tuyệt đối không nên ghi trình độ về văn hóa là Trung Học cơ sở, Trung học phổ thông hay Đại Học,… Bởi điều này là hoàn toàn không đúng.

Tốt nghiệp Đại học thì ghi mục trình độ văn hóa thế nào?

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi nhiều ứng viên đã tốt nghiệp Đại Học đã ghi vào phần trình độ trong đơn xin việc là Đại Học. Điều này là hoàn toàn sai và có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không tốt.

Theo phân loại đã nêu ở phần trên thì mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch này sẽ được xét trên cấp bậc học trung học phổ thông, hoàn toàn không bao gồm các bậc học cao hơn (như đại học, cao đẳng, thạc sĩ,…). Do đó, nếu bạn đang hoặc đã học xong đại học hoặc cao đẳng hay các bậc học cao hơn thì tại mục trình độ này, bạn chỉ cần ghi 12/12 là đủ.

Tốt nghiệp Đại học thì trình độ vẫn là 12/12
Dù tốt nghiệp Đại học thì bạn vẫn nên ghi trình độ là 12/12 mới đúng

Vậy phần trình độ cử nhân đại học, thạc sĩ,… sẽ ghi ở phần nào? Với phần này, bạn sẽ ghi ở mục trình độ chuyên môn. Mục này thường xuất hiện sẵn trên Sơ yếu lý lịch/hồ sơ xin việc. Nếu không có, bạn nên tự chuẩn bị sẵn mẫu sơ yếu lý lịch riêng cho phù hợp. Tại phần trình độ chuyên môn, bạn có thể ghi theo trình độ và chuyên ngành bạn đang học. Ví dụ như: cử nhân Kinh Tế, thạc sĩ Luật,…

Có thể nói việc xác định rõ cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc là vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn có một cái nhìn thiện cảm hơn về bộ hồ sơ ứng viên. Ngoài ra, khi thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp và tầm hiểu biết thì của bạn thì cơ hội đến với vòng phỏng vấn tiếp theo cũng sẽ dễ dàng hơn.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc thì Việc Làm Tốt sẽ là một trong những nơi mà bạn không thể bỏ qua. Tại đây, mỗi ngày luôn có rất nhiều tin tức tuyển dụng với nhiều ngành nghề khác nhau, chắc chắn sẽ là một kênh tìm việc giúp bạn tiếp cận được nhiều đơn vị tuyển dụng có quy mô từ lớn đến nhỏ.

Ngoài ra, nếu bạn là nhà tuyển dụng và có nhu cầu tìm cho mình những ứng viên phù hợp với các vị trí trong công ty, hãy nhanh chóng đăng tin trên Việc Làm Tốt để có thể tìm được cho mình những ứng viên sáng giá nhất nhé. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *