Queen Mobile Blog

Phát triển bền vững là gì? 17 mục tiêu phát triển bền vững xã hội Việt Nam

Phát triển bền vững là gì? Đây là hình thức phát triển đáp ứng được tất cả nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến những khả năng mà xã hội đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Để hiểu rõ hơn về nội dung của phát triển bền vững, hãy theo dõi nội dung sau đây! 

Khái niệm phát triển bền vững là gì?

Từ Chương trình Nghị sự 21, khái niệm phát triển bền vững là gì đã được xác định cụ thể. 

Vậy, phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của những thế hệ sống ở thời điểm hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng/hư hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Bao gồm sự phát triển cân bằng giữa các yếu tố môi trường, kinh tế – xã hội, giáo dục,…

Phát triển bền vững là gì
Phát triển bền vững là gì?

Ví dụ về mặt kinh tế, phát triển bền vững là sự phát triển với tốc độ nhanh, an toàn và chất lượng về mọi mặt dành cho tất cả mọi người chứ không phải tập trung vào phạm vi giới hạn và cũng không xâm phạm tới những quyền cơ bản của con người.

Thế nào là phát triển bền vững?

  • Tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt ở mức trung bình cao (hiện nay, ở các nước đang phát triển – trong đó có Việt Nam – mức tăng trưởng GDP trong điều kiện hiện nay cần khoảng 5%/năm)
  • Cơ cấu GDP phải có sự hợp lý giữa các ngành, trong đó hướng đến việc tăng trưởng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn nông nghiệp.
  • Tăng trưởng kinh tế hướng đến đạt hiệu quả cao, không phải tăng trưởng bằng mọi giá.

Trong giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội của Việt Nam là phải giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo tất cả mọi người đều có việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt.

Việc đảm bảo nhu cầu việc làm cho tất cả người dân chính là cách bền vững nhất để các nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại như Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình cao. Từ đó trong giai đoạn tiếp theo, đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao. 

Những mô hình phát triển bền vững hiện nay

Mô hình phát triển bền vững là gì?

Một số mô hình phát triển bền vững tiêu biểu được chú ý nhiều trong nền sản xuất hiện đại như:

  • Mô hình các cấp độ phát triển bền vững Herman Daly (1989)
  • Mô hình tương tác giữa 3 hệ thống tự nhiên-kinh tế-xã hội trong PTBV
  • Mô hình “Quả trứng” phản ánh tính bền vững trong phát triển

Tìm hiểu 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển bền vững là gì? Theo dõi nội dung dưới đây để biết được cụ thể 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam!

Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
  • Xóa đói nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam
  • Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện chất lượng dinh dưỡng của người dân, phát triển nông nghiệp bền vững.
  • Đảm bảo người dân ở mọi nơi đều có cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao chính sách phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
  • Đảm bảo chất lượng giáo dục rộng mở, công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
  • Đảm bảo bình đẳng giới ở mọi nơi, hướng đến việc trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
  • Đảm bảo quản lý nguồn nước luôn sẵn có và bền vững. Từ đó cải thiện các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh cho tất cả mọi người.
  • Đảm bảo người dân có thể tiếp cận nguồn năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại.
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, đảm bảo cung cấp chính sách việc làm đầy đủ và năng suất, mọi người đều có công việc tốt.
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, công nghiệp hóa đẩy mạnh, rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
  • Giảm tối đa sự bất bình đẳng trong nội bộ quốc gia Việt Nam và giữa các quốc gia khác với Việt Nam.
  • Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.
  • Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
  • Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
  • Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
  • Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.
  • Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.
  • Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, ví dụ cụ thể về phát triển bền vững là gì?

Ví dụ về phát triển bền vững ở Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng như sau:

Việt Nam hướng đến chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng ưu tiên. Cụ thể hơn có nghĩa là tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để hướng đến việc giảm tối đa tình trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. 

Đây cũng là hướng đi của toàn thế giới và được nhiều quốc gia tập trung thực hiện. 

Tại Việt Nam, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55 NQ/TW của tháng 02/2020 đã đề ra mục tiêu này. Cụ thể: Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. 

Mục tiêu cụ thể vào năm 2030 của phát triển bền vững là gì?

  • Tỷ lệ các nguồn năng lượng mới sẽ tăng lên đạt 25-30% trong tổng cung năng lượng sơ cấp 
  • Chuyển dịch không chỉ của riêng ngành năng lượng mà phải gắn với cơ cấu lại các ngành khác trên thị trường và gắn với các khu vực tiêu thụ năng lượng.

Một ví dụ cụ thể khác về phát triển bền vững ở Việt Nam đó là trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể là Việt Nam hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. 

Cụ thể, ngành nông nghiệp trong nước sẽ áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường và an toàn với sức khỏe con người, hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như:

  • Sử dụng điện mặt trời kết hợp nông nghiệp
  • Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất
Ví dụ phát triển bền vững là gì?

Bên cạnh đó, Chợ Tốt đang có chương trình mua bán đồ cũ để góp cây tạo sinh kế cho đồng bào vùng cao. Chương trình nhằm mục đích giúp người dân nghèo có thể có được công việc ổn định để thoát khỏi khó khăn. 

Mỗi một lượt mua hàng của bạn đối với các sản phẩm có dán nhãn “Phủ Rừng Sinh Kế” của Chợ Tốt và thanh toán bằng hình thức trực tuyến đều là góp phần tặng 1 cây giống măng Bát Độ khỏe mạnh đến đồng bào Sơn Hồ, tỉnh Sơn La.

Chỉ cần click tại đây để mua một sản phẩm có dán nhãn “Phủ Rừng Sinh Kế” là bạn đã có một đóng góp ý nghĩa đối với những người dân nghèo vùng cao.

Chương trình mua bán đồ cũ góp cây tạo sinh kế cho đồng bào vùng cao của Chợ Tốt

Hi vọng những chia sẻ trên của Chợ Tốt sẽ có ích cho bạn, giúp bạn giải đáp được thắc mắc phát triển bền vững là gì cũng như biết được 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. 

Exit mobile version