Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn gặp nhiều vấn đề phát sinh cũng như các tình huống bất ngờ. Do đó, việc trang bị khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là vô cùng cần thiết. Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Tầm quan trọng của việc này ra sao? Làm sao có thể rèn luyện kỹ năng này? Mọi đáp án cho những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Nói một cách đơn giản, kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving) là kỹ năng tổng hợp của quá trình nhìn nhận, đánh giá và phân tích một hiện tượng, vấn đề hoặc sự kiện nào đó. Từ đó đưa ra những phán đoán, giải đáp cũng như phương án giải quyết phù hợp nhất đối với từng vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Có thể nói, đây là một trong những kỹ năng mềm hết sức quan trọng mà bất cứ ai cũng phải chuẩn bị cho hàng trang bước vào đời. Kỹ năng này quan trọng trong mọi nghề nghiệp và ở mọi cấp độ. Do đó, việc giải quyết vấn đề hiệu quả cũng đòi hỏi các kỹ năng, kỹ thuật đặc thù của từng ngành.
Ví dụ, một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thường chuẩn bị, tìm hiểu mọi kiến thức cần thiết về ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Từ đó có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất và tăng cơ hội thành công trong mỗi cuộc đàm phán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cách giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề hiệu quả, bạn phải kết hợp sử dụng nhiều yếu tố với nhau. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề mà bạn cần lưu ý.
Yếu tố nghiên cứu: Đây là một trong những kỹ năng giúp bạn thu thập thông tin cần thiết cho công việc, học tập hay quá trình nghiên cứu. Một số công việc bắt buộc phải có kỹ năng này như nhân viên marketing, nhân viên sale,…
Yếu tố phân tích: Để có thể tìm ra giải pháp hiệu quả, chúng ta phải tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân. Chính vì vậy, kỹ năng phân tích có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Yếu tố quyết định: Sau khi thảo luận và trao đổi kinh nghiệm, bạn bắt buộc phải đưa ra quyết định để tiến hành và bước đầu đánh giá kết quả nhận được.
Yếu tố giao tiếp: Trong bất cứ một vấn đề nào, bạn cần tìm sự hỗ trợ qua việc gia tiếp và tương tác với các đối tượng liên quan. Việc tương tác này giúp giảm thiểu sự phân vân và tăng hiệu suất cho các giải pháp mà bạn đặt ra.
Yếu tố tin cậy: Độ tin cậy là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi tiến hành giải quyết vấn đề. Nhà tuyển dụng đánh giá cao những cá nhân mà họ có thể tin tưởng trong việc đưa ra các giải pháp nhanh và hiệu quả khi giải quyết vấn đề.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề?
Xử lý vấn đề là một kỹ năng đòi hỏi kết hợp rất nhiều yếu tố. Để có thể rèn luyện kỹ năng này, bạn cần dành nhiều thời gian để trau dồi, tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản liên quan. Cụ thể như sau:
Bổ sung kiến thức trong lĩnh vực của bạn: Đối với ngành nghề nào cũng vậy. Chỉ cần bạn có kỹ năng chuyên môn sâu rộng, bạn có thể xử lý nhanh chóng nhiều vấn đề. Bạn có thể bổ sung thêm kiến thức thông qua các khóa học, đào tạo, thực hành hoặc ngay trong công việc hàng ngày.
Tìm cơ hội tăng kỹ năng: Bạn sẽ có thêm khả năng giải quyết vấn đề nếu đặt mình vào trong những tình huống mới. Bạn hoàn toàn có thể thực sức trong các hoạt động, dự án trên trường hoặc công ty mình làm việc để phát triển kỹ năng này.
Thực hành các vấn đề thực tiễn: Học phải đi đôi với hành bởi thực hành chính là công cụ hữu ích nhất để bạn phát triển khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Đây là cách xác định xem các giải pháp mà bạn đưa ra có khả thi hay không.
Ví dụ, nếu bạn là một nhân viên trong ngành dịch vụ khách hàng, bạn sẽ xử lý thế nào nếu khách hàng giận dữ vì dịch vụ kém? Hay bạn sẽ trả lời như thế nào nếu khách yêu cầu hoàn lại tiền?
Quan sát người khác giải quyết vấn đề: Học tập và chắt lọc cách giải quyết vấn đề của người khác cũng là cách giúp bạn nâng cao kỹ năng này. Bạn có thể học cách giải quyết vấn đề và đưa ra phương pháp xử lý từ những người đồng nghiệp của mình.
Họ là những người đã có nhiều năm làm việc, kinh nghiệm xử lý tình huống dày dặn. Do vậy, cách xử lý của họ chính là bài học mà bạn có thể học hỏi và áp dụng cho chính mình.
Ví dụ về khả năng giải quyết vấn đề
Để hiểu rõ hơn về kỹ năng giải quyết các vấn đề, hãy cùng tìm hiểu thông qua ví dụ sau đây: Bạn là chủ cửa hàng kinh doanh quần áo của một tập đoàn nổi tiếng. Vấn đề được đặt ra là làm sao để doanh số bán hàng của cửa hàng tăng so với kỳ trước. Nếu không bạn sẽ bị sa thải.
Để có thể giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tập trung vào từ khóa “tăng doanh số”. Muốn làm được điều này, bạn phải giải quyết được những vấn đề sau:
- Lý do nào khiến việc kinh doanh của bạn liên tục giảm? Do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng? Do bộ phận marketing là việc không hiệu quả? Do chế độ tư vấn khách hàng cùng các dịch vụ hậu mãi khác chưa thật sự phát huy được hết vai trò?
- Thời gian giải quyết vấn đề là bao lâu? Trong vòng nửa tháng, một tháng hay bạn cần thời gian lâu hơn để đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề này?
- Những bộ phận nào cần thay đổi đầu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề? Bộ phận marketing, bộ phận bán hàng trực tiếp? Bộ phận chăm sóc khách hàng?
- Những ai có thể hỗ trợ bạn trong việc giải quyết bài toán quản lý bán hàng?
Sau khi đã tìm được đáp án chính xác cho những câu hỏi này thì bạn chắc chắn sẽ có ý tưởng và giải pháp cho bài toán tăng doanh số. Việc tiếp theo mà bạn cần phải làm chính là lên kế hoạch triển khai và giám sát tiến độ công việc một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. Tình hình buôn bán tại cửa hàng bạn cũng được cải thiện một cách đáng kể.
Làm thế nào để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề với nhà tuyển dụng?
Có hai bước mà bạn cần làm để thể hiện kỹ năng này trước nhà tuyển dụng. Đầu tiên là làm nổi bật khả năng giải quyết vấn đề trong hồ sơ xin việc. Ví dụ:
- Từng tham gia một câu lạc bộ tại trường đại học và tình ra cách khuyến khích mọi người cùng tham gia.
- Giải quyết các vướng mắc xảy ra trong quá trình làm bài tập nhóm với tư cách là trưởng nhóm.
- Từng hoạt động trong một dự án sinh viên tình nguyện. Trong quá trình gây quỹ, nhóm của bạn không thể hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu nhưng bạn đã đưa ra các sáng kiến hữu ích để vận động tài trợ hiệu quả hơn.
Không chỉ thể hiện trên hồ sơ xin việc, bạn còn thể phải thể hiện trực tiếp kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề trong quá trình phỏng vấn. Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra tình huống cụ thể và bắt bạn giải quyết ngay tại đấy. Lúc này, bạn cần vận dụng tất cả các vốn kiến thức chuyên môn, sách vở và những trải nghiệm từ công việc trước đây để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định mà Việc Làm Tốt muốn gửi tới bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích phần nào trong quá trình xin việc, làm việc và phát triển công việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!