Một cuộc phỏng vấn thành công là tổng hợp của rất nhiều yếu tố từ hình thức đến nội dung. Chuẩn bị hồ sơ xin việc, đầu tư kiến thức kỹ lưỡng giúp các ứng viên có thêm tự tin, dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu xem bạn là ai, bạn có năng lực thế nào để quyết định bạn có được nhận hay không. Tuy nhiên, với những ai mới ra trường chưa có kinh nghiệm, làm thế nào để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo? Dưới đây là những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn để bạn có thể tự tin hơn khi tham gia ứng tuyển. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Phỏng vấn xin việc là gì?
Phỏng vấn xin việc làm là quá trình trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp giữa nhà tuyển dụng (công ty, doanh nghiệp) với người xin việc (vị trí ứng tuyển). Mục đích của buổi phỏng vấn là giúp nhà tuyển dụng tìm ra ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc mà công ty đang cần, và cũng đáp ứng mục đích của ứng viên tìm được công việc phù hợp với khả năng chuyên môn, nhu cầu cá nhân.
Ngoài sự chuẩn bị chu đáo về hồ sơ xin việc, CV xin việc thì việc trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng ứng xử trong lúc phỏng vấn cũng là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý một số yếu tố căn bản khác để giúp buổi phỏng vấn đạt được hiệu quả và tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Vậy khi đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì? Cùng xem một số tips phỏng vấn xin việc dưới đây để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn nhé!
Những điều cần biết trước khi phỏng vấn xin việc
Nghiên cứu, tham khảo thông tin
Đây là điều cơ bản đầu tiên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Trước khi ứng tuyển vào một vị trí nào đó, bạn phải biết tên công ty, mục đích, tôn chỉ và công ty kinh doanh những sản phẩm dịch vụ gì. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng trong buổi phỏng vấn, bạn nên tìm ra mục đích của công ty, những vấn đề mà công ty có thể đối mặt,… Bạn có thể tìm hiểu những thông tin trên bằng cách truy cập vào website, tham khảo báo chí, báo cáo tài chính của công ty/doanh nghiệp để nắm được những thông tin có ích trong quá trình xin việc.
Nắm rõ mô tả công việc
Trước khi đến buổi phỏng vấn xin việc, bạn nên biết chi tiết về mô tả công việc mà bạn ứng tuyển. Điều này bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm và năng lực chính của bạn khi đến với công việc. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị được câu trả lời khi gặp bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vai trò của công việc. Ngoài ra nhà tuyển dụng cũng muốn biết bạn có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng không, vì vậy bạn nên biết chính xác những gì mà họ có. Hãy nói về những thành tựu của bạn, đặc biệt là những gì thể hiện khả năng của bạn có liên quan đến mô tả công việc.
Lựa chọn trang phục lịch sự
Ấn tượng đầu tiên về vẻ ngoài của bạn có thể làm ảnh hưởng đến sự thành công của bạn trong cuộc phỏng vấn xin việc. Vì thế, vẻ ngoài là điều cần chú ý trong buổi phỏng vấn, hình thức bên ngoài của bạn cần toát lên vẻ năng động nhưng không kém phần lịch sự. Nhà tuyển dụng sẽ bị ấn tượng và đánh giá cao với những ứng viên có tác phong nhanh nhẹn và trang phục chỉnh tề.
Để thể hiện sự chuyên nghiệp, bạn nên chọn cho mình những bộ đồ lịch thiệp, trang trọng. Với nữ, bạn có thể chọn trang phục là áo sơ mi màu nhã nhặn kết hợp cùng chân váy hoặc quần dài tối màu. Đối với nam, áo sơ mi trắng kết hợp với quần tối màu là sự lựa chọn đơn giản và hợp lý nhất.
Ngoài ra một lưu ý khi phỏng vấn xin việc đó là tắt điện thoại di động. Bạn sẽ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi đang phỏng vấn mà điện thoại của bạn lại có chuông thông báo. Vì thế bạn nên nhớ tắt điện thoại di động trước khi bước vào phỏng vấn nhé.
Đến đúng giờ
Đến đúng giờ là một điều vô cùng quan trọng khi đi phỏng vấn xin việc. Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc từ rất nhiều người thì bạn nên đến trước giờ phỏng vấn 15 – 20 phút để sắp xếp lại những thứ đã chuẩn bị (trang phục, đầu tóc, hồ sơ,…). Trước khi xếp lịch phỏng vấn, nhà tuyển dụng bao giờ cũng gửi email hoặc gọi điện cho bạn trước, nên bạn cần phải chủ động chọn giờ hẹn phù hợp và chắc chắn đến đúng giờ. Nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng với những ứng viên không đúng giờ ngay từ lần đầu gặp mặt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tác phong làm việc của bạn.
Những lưu ý trong lúc phỏng vấn xin việc
Mỗi buổi phỏng vấn thường có khoảng thời gian rất ngắn, nên để có thể gây được ấn tượng và thuyết phục được nhà tuyển dụng bạn cần phải thật bình tĩnh và trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn. Bạn không nên tự tạo áp lực cho bình khi đi phỏng vấn xin việc mà hãy giữ tinh thần thật thoải mái để nhà tuyển dụng có thể thấy được nhiệt huyết, năng lực và điểm mạnh của bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn được làm việc tại vị trí này của bạn như thế nào.
Tạo phép lịch sự
Khi bước vào phòng phỏng vấn, để tạo phép lịch sự trước nhà tuyển dụng, bạn hãy chờ người phỏng vấn ngồi trước, rồi sau đó bạn mới ngồi. khi ngồi nên cố gắng giữ tư thế thẳng lưng, điềm đạm. Tuyệt đối không để nhà tuyển dụng thấy bạn đang lo lắng, sợ hãi. Hãy nở nụ cười thiện cảm, xóa đi không khí căng thẳng trong buổi phỏng vấn.
Tự tin trước nhà tuyển dụng
Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn nên giữ thái độ tập trung và hào hứng tiếp nhận các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Thần thái của bạn cũng chiếm một phần không nhỏ trong việc đánh giá kết quả. Những ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt chính là hình thức kết nối đầu tiên giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều người cùng phỏng vấn, bạn hãy cố gắng hướng mắt nhìn về từng người khi trả lời câu hỏi. Sau khi hoàn thành phần trình bày của mình thì dừng mắt về phía người hỏi, đồng thời cố gắng tạo ra ánh mắt tự nhiên. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người không tồi đâu.
Cách trả lời ăn điểm trong vòng phỏng vấn
Cách mà bạn trả lời các câu hỏi khi phỏng vấn cũng rất quan trọng. Một lỗi phổ biến mà nhiều ứng viên mắc phải là nói quá nhiều. Hãy tập trung lắng nghe câu hỏi, đảm bảo bạn hiểu những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra và ứng xử một cách hợp lý. Giao tiếp có hiệu quả có nghĩa là giữ cho câu trả lời của bạn ngắn gọn, chính xác, đảm bảo bạn rằng bạn trả lời đúng những gì được yêu cầu. Do đó, bạn cần một cái đầu thật tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
- Ở câu hỏi đầu tiên, hầu hết các nhà tuyển dụng thường đặt ra là: “Hãy giới thiệu về bạn”. Với câu hỏi này, bạn hãy dành 30s để nói bao quát về bản thân của mình (tiểu sử, trình độ học vấn. Sau đó dành 1 phút để tóm tắt những thành tựu, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Câu hỏi tiếp theo: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” Câu trả lời khôn khéo nhất trong vấn đề này là hãy thể hiện bản thân muốn mở mang kiến thức về công việc, muốn đọ sức với những thử thách và môi trường mới. Không nên nói đến bất cứ điều gì không tốt đẹp về sếp, đồng nghiệp hay quy định, đãi ngộ của công ty cũ.
- Khi gặp những câu hỏi mà bạn đã lường trước và có câu trả lời rồi thì bạn vẫn nên từ tốn, bình tĩnh. Hãy sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt làm tăng thêm sự thuyết phục cho câu trả lời.
- Đối với những câu hỏi khó, bạn chưa chuẩn bị trước, bạn có thể sẽ bị rối, không biết phải đưa ra câu trả lời thế nào là phù hợp nhất. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, sau đó tập trung suy nghĩ câu trả lời.
Tránh làm gián đoạn người phỏng vấn
Một trong những lời khuyên quan trọng trong các cuộc phỏng vấn là tránh làm gián đoạn người phỏng vấn. Đảm bảo rằng họ đã nói xong rồi bạn mới trả lời. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạm dừng trước khi bắt đầu nói. Dành chút thời gian để suy nghĩ về câu trả lời hơn là vội vã trả lời. Cách trả lời vội vàng thường bị coi là không chuyên nghiệp.
Cần làm gì sau buổi phỏng vấn
Tự đánh giá và rút kinh nghiệm
Sau khi hoàn thành xong vòng thi phỏng vấn, bạn hãy nhìn lại toàn bộ xem mình đã thể hiện như thế nào trong cuộc phỏng vấn vừa rồi. Dù kết quả đạt hay không như mong đợi, thì bạn cũng hãy lạc quan lên. Điều quan trọng là mình đã rút ra được kinh nghiệm gì sau buổi phỏng vấn đó và không lặp lại sai sót trong những lần sau.
Gửi email cảm ơn
Một trong những điều cần làm sau khi kết thúc phỏng vấn là bạn nên viết thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng. Việc làm này thể hiện thái độ lịch sự và sự quan tâm của bạn tới công việc. Bạn hãy bày tỏ lời cảm ơn vì đã quan tâm và dành thời gian cho bạn được tham gia vòng thi phỏng vấn, đồng thời thể hiện mong muốn có cơ hội làm việc với công ty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng ứng xử của bạn khi nhận được email cảm ơn này.
Đứng trước những cơ hội nghề nghiệp quan trọng, ai cũng đều có chút lo sợ và hồi hộp. Điều quan trọng là bạn hãy tự tin vào chính bản thân mình, luôn giữ thái độ bình tĩnh để có thể ứng xử vượt qua những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Qua những thông tin chia sẻ về kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc, mong rằng bạn có thể biết được bản thân mình khi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì để có thể tự tin mà vượt qua vòng thi một cách tốt nhất. Hãy đến với Việc Làm Tốt để có thêm những cơ hội việc làm cho bạn trong tương lai nhé!