Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Chào mào bị ho mãn tính luôn là vấn đề được anh em nuôi chim quan tâm, đặc biệt với những người chơi chào mào để nghe tiếng hót. Đây là căn bệnh phổ biến, dễ gặp và cần được điều trị dứt điểm nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chim. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chào mào bị ho trong bài viết dưới đây của Chợ Tốt.

Cách nhận biết chim chào mào bị ho mãn tính

Dấu hiệu nào cho thấy chào mào đang bị ho mãn tính? Đối với những người nuôi chim chào mào lâu năm thì cách nhận biết chim chào mào bị ho mãn tính không phải vấn đề khó khăn. Nhưng nếu bạn mới tiếp xúc với loài chim này thì cần thường xuyên quan sát và chú ý đến chào mào mới có thể biết chúng đang bị ho.

Tùy thuộc vào bệnh trạng của chào mào mà biểu hiện ra bên ngoài có thể khác nhau. Nếu bạn thấy một chú chim có tiếng kêu khẹt khẹt, chắt chắt thì khả năng cao là đang mắc bệnh ho. Bệnh này sẽ làm cho chim khó chịu và ít hót hơn bình thường. Nếu bạn thấy chú chim nhà mình tự nhiên ít hót đi thì hãy quan sát thêm xem có phải chào mào đang bị ho không.

Chào mào bị ho mãn tính
Chào mào bị ho sẽ ít khi hót hơn bình thường

Chào mào khi bị ho mãn tính thường hay ủ rũ, chán ăn, thậm chí bỏ ăn nhiều bữa liền. Kết hợp với tiếng kêu của chào mào bạn có thể nhận định chim có đang mắc phải bệnh ho không. Nếu đúng thì cần có biện pháp chữa trị ngay vì để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Thậm chí nhiều chú chim chào mào bị ho, bỏ ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng nên không thể sống được.

Nguyên nhân chào mào bị ho

Chào mào bị ho có rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là vấn đề khí hậu. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể chào mào không kịp thích ứng, dẫn đến bị ho. Chẳng hạn như trời đang nóng bỗng đột ngột trở lạnh, hoặc thời tiết giao mùa từ lạnh chuyển sang nóng. Thông thường những chú chim di chuyển từ Bắc vào Nam là dễ bị mắc bệnh ho mãn tính nhất.

Một nguyên nhân khác khiến chào mào bị ho là bị trúng gió hoặc say nắng. Một số người nuôi chim nhưng chưa có kinh nghiệm dễ mắc sai lầm khi cho chào mào tắm rồi phơi nắng luôn hoặc để chim ngoài nắng quá lâu. Giống chim này cũng khá nhạy cảm nên nếu môi trường sống không được sạch sẽ, có mùi khó chịu cũng sẽ khiến chào mào bị ho.

Chào mào bị ho mãn tính
Nguyên nhân chào mào bị ho mãn tính có thể do bị trúng gió, say nắng

Thời điểm chào mào đang thay lông là chim dễ mắc bệnh ho nhất. Nếu chủ nuôi không quan tâm sát sao và có biện pháp chăm sóc phù hợp thì việc chim mắc bệnh ho là khó tránh khỏi. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh, ăn uống của chào mào trong giai đoạn này. Nếu lồng chim hoặc hộp đựng đồ ăn, nước uống không sạch sẽ chim cũng sẽ bị ho.

Cách chữa chào mào bị ho mãn tính

Có rất nhiều cách chữa chào mào bị ho mãn tính được chia sẻ trong giới nuôi chim. Dưới đây là những cách điều trị phổ biến và hiệu quả nhất đã được Chợ Tốt tổng hợp.

Chữa chào mào bị ho khi thay lông

Trường hợp chào mào bị ho khi thay lông bạn không nên sử dụng thuốc để điều trị. Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông của chim hoặc chất lượng của bộ lông mới. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như gừng và mật ong để giúp chào mào điều trị bệnh ho.

Mật ong vốn có tính kháng khuẩn và kháng viêm, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong vòm họng chào mào. Pha mật ong gừng giúp giảm các cơn ho, ngứa rát cổ họng, là giải pháp an toàn cải thiện tình trạng bệnh ho ở chào mào. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng và cho vào nước ấm, thêm một chút mật ong.

Chim chào mào bị ho trong quá trình thay lông nên sử dụng nước mật ong gừng khoảng 7 ngày. Thời điểm tốt nhất là cho chim uống nước vào buổi sáng. Trong thời gian này, bạn hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh lồng và các vật dụng cho chim ăn uống.

Chào mào bị ho mãn tính
Chữa bệnh ho cho chim chào mào bằng nước mật ong gừng

Chữa chào mào bị ho khi thời tiết thay đổi

Chào mào bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết là dễ mắc bệnh ho mãn tính nhất. Bạn có thể chữa khi chào mào ho, khàn giọng, mất giọng bằng cách cho chim uống các nước gừng, mật ong, lê. Các bước thực hiện loại nước này như sau:

Bước 1: Gừng rửa sạch, giã nhuyễn. Quất vắt lấy nước, bỏ hạt.

Bước 2: Lê gọt vỏ, thái nhỏ thành hạt lựu.

Bước 3: Cho gừng, nước quất, lê trộn chung với 2 thìa cà phê mật ong và ½ thìa cà phê đường phèn.

Bước 4: Đem tất cả nguyên liệu trên đi hấp cách thủy trên lửa lớn khoảng 5 phút.

Cho chim chào mào uống nước gừng, mật ong, lê liên tục trong 1 tuần. Nếu chim không đỡ thì bạn hãy vệ sinh lồng và xoa một ít dầu gió xuống đáy. Liên tục làm như thế thêm 2 đến 3 ngày, quan sát tình trạng sức khỏe của chào mào xem chim đã khỏi ho chưa.

Chữa chào mào bị ho chuyển nặng

Bệnh ho là bệnh rất dễ gặp ở chào mào, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể bị chuyển nặng, rất nguy hiểm. Với trường hợp chào mào ho điều trị mãi không khỏi hoặc phát hiện muộn nên bệnh chuyển nặng thì bạn nên cho chim uống thuốc. Loại thuốc được các bác sĩ thú y khuyên dùng cho chim chào mào bị ho là Flo- Doxy.Hecoli.

Cách sử dụng Flo- Doxy.Hecoli rất đơn giản, bạn chỉ cần pha thuốc theo liều lượng ghi trên bao bì, sau đó cho vào thức ăn của chim. Tiến hành bôi thêm dầu gió ở đáy lồng để chim nhanh khỏi bệnh hơn. Sau khoảng 2 đến 3 ngày cho chào mào dùng thuốc thì tình trạng ho ở chim sẽ được cải thiện và khỏi dần.

Chữa chào mào bị ho mãn tính

Chào mào bị ho mãn tính thường là do áp dụng cách chữa phù hợp khi chim mới bị ho. Cách chữa khi chim bị ho mãn tính thì không nên dùng thuốc Flo- Doxy.Hecoli mà ưu tiên sử dụng nước mật ong, trầu không. Lá trầu không có tác dụng làm giảm đờm, dịu cổ họng và chống viêm. Vị dịu ngọt của mật ong trung hòa với vị cay nồng của trầu không giúp chim uống dễ dàng hơn.

Chào mào bị ho mãn tính
Sử dụng nước mật ong, trầu không chữa chào mào bị ho mãn tính

Cách pha chế nước mật ong, trầu không như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, ngâm khoảng 15 phút trong nước muối loãng.
  • Bước 2: Vớt lá trầu không đã ngâm ra, để ráo nước rồi tiến hành giã nhuyễn. Có thể tháo nhỏ trước khi giã để trầu không nhanh nhuyễn hơn.
  • Bước 3: Cho lá trầu không đã giã vào nước đun sôi, vắt kiệt lấy nước cốt, lọc bỏ bã.
  • Bước 4: Ngâm lá trầu không đã giã nhuyễn vào nước sôi trong khoảng 20 phút. Vắt kiệt lá trầu không, lọc bỏ bã, lấy nước cốt.
  • Bước 5: Cho thêm 3 thìa cà phê mật ong vào nước cốt trầu không, để nguội rồi cho chim chào mào uống. 

Chào mào bị ho mãn tính nên việc điều trị có thể mất nhiều thời gian. Cách 7 ngày bạn lại cho chim uống nước mật ong trầu không một lần, sau khoảng 1 tháng sức khỏe của chim sẽ được cải thiện rõ rệt. Cách chữa thứ hai đối với chào mào bị ho mãn tính là cho chim sử dụng Siro ho của em bé. Mỗi lần cho chim uống từ 3ml đến 5ml Siro hoa, cách 7 ngày điều trị 1 lần.

Chào mào bị ho có nên cho tắm không?

Chào mào bị ho có nên cho tắm không là thắc mắc của nhiều anh em nuôi chim. Theo các chuyên gia thì khi điều trị bệnh ho cho chào mào không nên tắm cho chim, đặc biệt đối với trường hợp chim đang thay lông. Bạn chỉ nên vệ sinh sạch sẽ khu vực lồng và các vật dụng xung quanh chào mào là được.

Trên đây là một số biện pháp điều trị cho chim chào mào bị ho mãn tính. Tùy thuộc vào sức đề kháng của chim mà thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chim chào mào giá tốt thì hãy liên hệ với Chợ Tốt để có những lựa chọn chất lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *