Cách xử lý khi chó bị ong đốt cùng cách phòng tránh hiệu quả

Bản tính tinh nghịch của loài chó đôi khi mang đến những hậu quả dở khóc dở cười, nhất là tình trạng chó bị ong đốt. Lúc đầu, biểu hiện của nó chỉ đơn giản là sưng tấy ở một số khu vực bị cắn, nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể rơi vào tình trạng sốc, nhiễm độc và nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, Chợ Tốt Thú Cưng dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách xử lý khi chó bị ong đốt cũng như cách phòng tránh hiệu quả!

Chó bị ong đốt
Chó bị ong đốt sẽ xử lý thế nào

1. Những biểu hiện thường gặp khi chó bị ong đốt

Các chú chó thường có tính tò mò, thích khám phá việc này vô tình ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của một số loài động vật khác, chẳng hạn như các bé ong. 

Nếu chó bị ong mật đốt hay ong vàng đốt thì thường có biểu hiện đầu tiên là chỗ bị ong chích sẽ bắt đầu sưng tấy. Nếu cún bị ong vàng đốt ở chân, có thể sẽ đi khập khiễng. Khi thấy cún liếm chân liên tục mà chân lại bị sưng to thì rất có khả năng cún nhà bạn đã bị ong đốt. Nếu mặt chó sưng to và đỏ, có thể mặt chó bị ong đốt do thường sẽ dùng mũi ngửi đầu tiên, và mặt chó bị ong đốt chiếm đa số các trường hợp bị đốt.

Biểu hiện rõ nhất khi chó bị ong cắn là sưng tấy tại các vùng bị cắn
Biểu hiện rõ nhất khi chó bị ong cắn là sưng tấy tại các vùng bị cắn

Không chỉ có biểu hiện sưng tấy, chó bị ong đốt ở mức nghiêm trọng hoặc không chữa trị kịp thời có thể gây khó thở. Bạn sẽ thấy hơi thở của chú cún nhà mình trở nên nặng nhọc, nhịp thở không ổn định. Để vết đốt càng lâu thì cún lại càng mệt nhọc, khó thở hơn. Trường hợp không xử lý kịp thời, cún có thể bị ngạt thở và  dẫn đến tử vong.

Nếu cún bị đốt ở vùng mặt, hiện tượng sưng phồng sẽ rất dễ nhận biết. Không chỉ vết đốt sưng to mà ngay cả vùng xung quanh cũng bị sưng vù theo. Dấu hiệu sưng to bên ngoài không nguy hiểm bằng việc nọc độc của ong gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Do đó, khi đã nhận biết được dấu hiệu chó bị ong đốt, bạn cần nhanh chóng tìm cách xử lý kịp thời.

2. Mức mức độ nghiêm trọng khi bị ong đốt

Dựa vào những dấu hiệu để xác định mức độ nguy hiểm, từ đó có thể bước đầu xác định được mức độ nghiêm trọng có thể xử lý được tại nhà hay cần phải mang đến bác sĩ thú y thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh mức độ nặng mà không nhận biết được, dẫn đến chó bị nhiễm độc ông nặng dẫn đến nguy hiểm.

  • Mức độ 1: Chó sẽ có biểu hiện bên ngoài như sưng tấy tại chỗ bị chích, ngứa ngáy, thường xuyên tìm cách cào lên vết ong đốt. Ngoài ra không biểu hiện gì thêm, thì đây là dấu hiệu cơ bản và mức độ bình thường, không gây nguy hiểm.
  • Mức độ 2: Mức độ này gây dị ứng nhẹ, sưng tấy và đỏ những vùng da xung quanh. Chó ngoài ngứa ngáy còn kêu lên khó chịu và đau đớn hơn, nếu thấy chó có biểu hiện thở dốc, bạn nên đưa ngay đến bác sĩ thú y kịp thời.
  • Mức độ 3: Vết ngứa và vết nổi mẩn đỏ sẽ lan khắp người của chú chó, trước khi độc tố của ong lan rộng và gây nguy hiểm, bạn hãy chắc chắn rằng đã mang đến cơ sở thú y kịp thời. Mức độ này đã có những dấu hiệu nặng gây nguy hiểm như nôn mửa, tiêu chảy, sùi bọt mép,…
  • Mức độ 4: Mức độ này thường thường là do bị nhiều vết đốt độc như ong bắp cày, hoặc sau vài ngày vết sưng và vết nổi đỏ dị ứng vẫn không thuyên giảm. Nếu bạn thấy chó cảm thấy mệt mỏi, chỉ nằm một chỗ, cùng với đó có các biểu hiện như: sốt, phát ban,… Nếu như không được chữa trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chú chó.

2. Cách xử lý khi chó bị ong đốt hiệu quả

Khi phát hiện chó bị ong đốt thì công tác xử lý ban đầu khá quan trọng. Nếu xử lý tốt, vết đốt sẽ ít bị sưng, cũng như hạn chế được tình trạng nọc độc xâm nhập vào các cơ quan bên trong cơ thể cún.

Trước tiên, hãy tìm chính xác vị trí của vòi đốt, sau đó, tiến hành rút vòi đốt ra khỏi vùng da của cún. Việc làm này có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ quan bên trong cơ thể. Lưu ý khi rút ngòi ong ra, bạn cần làm thật nhẹ nhàng để chú cún nhà bạn không cảm thấy đau hơn.

Nhanh chóng tìm và rút vòi ong ra cho chó khi bị ong cắn
Nhanh chóng tìm và rút vòi ong ra cho chó khi bị ong cắn

Để đảm bảo việc rút vòi ong cho cún nhanh, dễ dàng bạn hãy dùng một mảnh nhựa có góc. Sau đó, nhẹ nhàng gạt vòi ong ra khỏi vùng da của cún. Nhớ là chỉ gạt thôi chứ không nên dùng tay nặn vì việc nặn sẽ làm cho vết thương của cún dễ bị nhiễm trùng hơn.

Sau khi lấy được phần vòi ong, bạn hãy tiến hành bôi một số dung dịch lên vết đốt. Chẳng hạn như dùng bột nở cho ong mật và dấm cho ong vò vẽ. Tiếp theo bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của cún. Nếu có thay đổi bất thường thì cần đưa ngay đến cơ sở thú y gần nhất để các bác sĩ xử lý kịp thời.

Khi chó bị ong đốt, sức khỏe sẽ không được tốt như bình thường. Vì vậy, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho cún. Các loại thức ăn trong thời gian cún dưỡng bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Ngoài ra, bạn hãy ưu tiên cho cún ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và bổ sung đầy đủ nước cho cún. 

3. Cách bảo vệ và phòng tránh cho chó không bị ong đốt

Bạn nên biết rằng, loài ong thường sinh sôi, phát triển mạnh vào mùa hè. Nên khi cho chú cún hoạt động vui chơi vào thời điểm này bạn cần hết sức chú ý. Theo đó, để cún không vô tình quấy rầy đến bầy ong, bạn cần thực hiện những biện pháp sau.

  • Không cho chó lại gần các bụi hoa

Những bụi hoa chính là nơi ẩn náu lý tưởng của các loài ong, nhất là vào mùa hè. Ong thường đến các bụi hoa để hút mật, làm tổ. Khi thấy sự xâm nhập của các loài vật khác, chúng sẵn sàng tấn công để bảo vệ lãnh thổ của mình. Nếu các chú chó tò mò đến đây thì rất dễ bị lũ ong tấn công.

Không nên cho chó lại gần các bụi hoa để tránh bị ong cắn
Không nên cho chó lại gần các bụi hoa để tránh bị ong cắn

Vì vậy, những ngày hè bạn không nên cho cún chơi gần các bụi hoa, bụi cây rậm rạp. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dắt cún vào những vườn cây ăn quả. Vì tại các vườn cây này ong thường làm tổ rất nhiều. Chỉ cần một chút sơ suất thôi, chú cún của bạn sẽ trở thành mục tiêu tấn công của bầy ong đấy!

  • Dắt chó đi dạo vào đúng thời điểm

Để chú chó nhà bạn không bị béo phì và có thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, mỗi ngày bạn nên cho cún đi dạo khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng. Thời điểm tốt nhất để cho cún đi dạo là vào lúc sáng sớm và chiều tối. Khi đó, không khí vừa mát mẻ lại vừa ít phải giáp mặt với lũ ong. Vì loài ong thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi mà các loài hoa đang nở rộ. Còn vào thời điểm sáng sớm và chiều tối sẽ hiếm khi ong bay ra khỏi tổ.

Nên dắt chó dạo vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát
Nên dắt chó dạo vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng các loại nước hoa dễ thu hút ong cho cún cưng của mình. Nếu phát hiện chỗ nào có tổ ong, hãy dắt cún cưng tránh xa khu vực đó. Vì biết đâu tính tò mò và hiếu kỳ của chúng sẽ gây ra hậu quả khó lường.

1.000.000 đ

52 phút trước Thành phố Thủ Đức

2.000.000 đ

52 phút trước Quận Bình Tân

3.700.000 đ

56 phút trước Thành phố Mỹ Tho

200.000 đ

59 phút trước Thành phố Vũng Tàu

6.000.000 đ

59 phút trước Thành phố Thủ Đức

10.000.000 đ

1 giờ trước Huyện Hóc Môn

750.000 đ

1 giờ trước Quận 11

1.500.000 đ

1 giờ trước Huyện Nhơn Trạch

3.000.000 đ

1 giờ trước Quận Cái Răng

1.900.000 đ

1 giờ trước Huyện Vĩnh Cửu

Bài viết trên đây, pet Chợ Tốt thú cưng vừa chia sẻ cho bạn cách xử lý khi chó bị ong đốt cùng cách phòng tránh hiệu quả. Hãy học cách chăm sóc chú cún cưng của mình thật chu đó, đừng chủ quan trong mọi trường hợp để rồi lúc hối hận thì không kịp nữa, bạn nhé!

Trên pet Chợ Tốt thú cưng bạn có thể tìm mua bán chó đẹp, uy tín, giá vừa túi. Truy cập ngay!

Trải nghiệm mua bán chó cảnh nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Chợ Tốt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *