Cách nuôi bồ câu gà khoa học cho năng suất cao

Bồ câu gà là một trong những giống chim bồ câu được khá nhiều người ưa thích nhờ mang lại giá trị thương phẩm cao. Tuy nhiên, làm sao để nuôi bồ câu gà phát triển khỏe mạnh và hiệu quả cao thì vẫn chưa được nhiều người biết đến và áp dụng thành công. 

Làm chuồng cho bồ câu gà mang lại năng suất cao

Chuồng dùng để nuôi bồ câu gà thường là dạng chuồng chuyên để nuôi nhốt hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có một vài địa phương ứng dụng mô hình nuôi bán công nghiệp – kết hợp nuôi thả và nhốt chuồng. 

Ô chuồng

Chuồng nuôi chim bồ câu là yếu tố quyết định phần lớn đến năng suất chăn nuôi. Khác với những vật nuôi khác như gà hay lợn, chuồng nuôi chim bồ câu gà cần phải luôn đảm bảo sự khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt là có nhiều ánh sáng tự nhiên. 

Chuồng nuôi dành cho chim bồ câu gà thường được làm từ gỗ hoặc thép, bao quanh bằng thép B40 để đảm bảo độ chắc chắn. Kích thước phổ biến là 50x50x50cm hoặc 40x50x60cm, được làm thành những dãy chuồng nối dài và đặt dưới mái che để tránh gió mưa. 

Chuồng nuôi chim thường được phân chia theo khu vực, dành cho chim sinh sản và chim thịt. Mỗi ô chuồng cho chim sinh sản thường dành cho một cặp chim, còn dành cho chim thịt là từ 4-5 con. 

Ổ đẻ

Bồ câu là loài chim có tập tính sinh sản là vừa đẻ trứng vừa nuôi con. Trong mùa sinh sản, người nuôi cần phải chuẩn bị 2 loại ổ riêng biệt để chim sinh sản. Ổ đẻ cần phải được lót rơm khô và đảm bảo sạch sẽ, ấm vừa đủ. 

Máng thức ăn và nước

Bồ câu gà có sức ăn lớn và chỉ ăn những loại thức ăn sạch sẽ, khô ráo. Máng ăn dành cho bồ câu gà cần phải chia làm 2 ngăn: thức ăn chính và thức ăn bổ sung. Ngoài ra, chim bồ câu thường uống nước sau khi ăn, nên máng nước thường được đặt gần máng ăn để thuận tiện cho chúng sinh hoạt.

nuôi bồ câu gà
Chuồng trại nuôi bồ câu gà cần sạch sẽ và rộng rãi

Chọn giống bồ câu gà

Để việc chăn nuôi gà đạt hiệu suất cao, việc chọn lựa đúng giống bồ câu là vô cùng quan trọng. Khi chọn giống, cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Thời điểm tốt nhất để chọn giống nuôi chính là vào khoảng từ 4 đến 5 tháng tuổi. 

Muốn bồ câu gà sinh sản tốt, cần phải tách riêng từng cặp. Dù chúng có thể sinh sản lên đến khoảng mười hai năm, nhưng thời gian khai thác tốt nhất là chỉ từ 4 đến 5 năm.

Điều đầu tiên cần phải quan tâm khi mua bồ câu giống là nên chọn những cặp chim đã được ghép đôi. Chim giống tốt sẽ có lông bụng dày và mượt, gương mặt lanh lợi, mỏ xẻ, thân hình cân đối, đặc biệt thường không dị tật, và đuôi nhọn.

  • Chim bồ câu trống: Nên chọn những con trống có dầu thô, thân hình to và khỏe mạnh, có phản xạ gù mái và khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. 
  • Chim bồ câu mái: Nên chọn những con chim mái có trọng lượng nhỏ hơn chim bồ câu trống, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng, đầu nhỏ và thanh. 

Đặc biệt không nên chọn những chim mắc dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.

Chăm sóc chim bồ câu gà

Bồ câu gà thường dễ nuôi, chóng lớn và có sức đề kháng mạnh nên chúng ít khi bị bệnh tật. Tuy nhiên, để quá trình chăm sóc chim được thuận lợi và thu được lợi nhuận cao, người nuôi nên nắm vững một số kỹ thuật chăn nuôi cơ bản sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chim, do đó khi chọn thức ăn cho chim bồ câu gà, người nuôi cần lựa chọn các loại thức ăn bao gồm:

  • Thức ăn chính: cần phải có hỗn hợp thóc, ngô, cám viên cùng các loại đậu. Khối lượng thức ăn dành cho chim trưởng thành là vào khoảng 100g/con và 40g/chim non.
  • Thức ăn bổ sung: bao gồm hỗn hợp các loại sỏi sạn nhỏ, khoáng Premix và muối ăn được trộn với tỷ lệ 10:85:5 để bổ sung dinh dưỡng cho chim.
  • Nước uống: mỗi cặp chim cần uống đủ khoảng 100ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy theo thời tiết nóng hoặc lạnh, lượng nước chúng cần nạp vào cơ thể cũng có sự thay đổi.
nuôi bồ câu gà
Lưu ý chế độ dinh dưỡng của bồ câu để chúng phát triển khỏe mạnh

Phòng ngừa bệnh dịch

Dù bồ câu gà có sức đề kháng khá mạnh, nhưng việc phòng ngừa bệnh dịch cũng là điều cần thiết để đảm bảo năng suất sinh sản và phát triển của chim. Do đó, khi chăn nuôi cần phải lưu ý một số điều:

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên: bồ câu là giống chim thích sạch sẽ. Chuồng trại cần được dọn dẹp thường xuyên, thoáng mát, để chúng được phát triển khỏe mạnh và đầy đủ. Cần thường xuyên dọn chuồng với tần suất 2 lần/tuần để đảm bảo chất lượng vệ sinh chuồng.
  • Dùng thuốc phòng bệnh định kỳ: nên trộn thêm một số vitamin cùng khoáng chất vào thức ăn và nước uống để tăng thêm sức đề kháng cho chim. Ngoài ra, để phòng một số loại bệnh phổ biến, người nuôi cần tiêm vacxin 3 lần/năm cho đàn chim.

Chăm sóc chim bồ câu gà sinh sản

Xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản

Vị trí để đặt chuồng cho bồ câu đang sinh sản nên chọn những nơi yên tĩnh, thoáng đãng, có ít người qua lại, đặc biệt nên tránh những nơi gần đường lớn. Ưu tiên những nơi khô ráo, không bị mưa hắt vào và hướng mặt ra ngoài ánh sáng mặt trời.

Nếu nuôi bồ câu trong môi trường nuôi thả thì cần có thêm mái che mưa, năng, thêm bạt xung quanh để tránh gió lùa, đặc biệt là đối với những tỉnh miền Bắc có mùa đông giá lạnh. 

Nguồn nước nuôi chim bồ câu sinh sản

Nguồn nước uống của chim bồ câu gà sinh sản cần được đảm bảo sạch sẽ, không ô nhiễm, và không lẫn các tạp chất độc hại. Có thể sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào sâu, nhưng thể được sử dụng nguồn nước từ sông hồ, kênh, mương, ao tù,….

Nên thay nước mới thường xuyên cho chim với tần suất 3 ngày/lần. Việc này đảm bảo nước chim uống không bị bẩn do phân chim, bụi bẩn hoặc thức ăn lẫn trong nước. Nên vệ sinh sách sẽ bình hoặc máng nước sau mỗi lần thay.

Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Thức ăn để nuôi bồ câu cũng khá đa dạng. Đối với chim sinh sản có thể cho chúng ăn các loại hạt như gạo, bắp, các loại đậu, bo bo, hạt kê, hướng dương,…. Những loại hạt này cung cấp nhiều chất béo nên chỉ cần cho chúng ăn với lượng vừa đủ. 

Ngoài ra, cũng có thể bổ sung các loại hạt sỏi trong những bữa ăn phụ để thúc đẩy quá trình tiêu hóa cho chim.

Chuẩn bị ổ đẻ cho chim bồ câu sinh sản

Ổ đẻ cho bồ câu gà cần được làm càng sớm càng tốt để chim mái có thể làm quen dần với ổ đẻ của nó. Điều này giúp tránh tình trạng chim mái đẻ trứng ở những nơi khác như sàn chuồng làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng và con non.

Người nuôi có thể tự làm ổ đẻ cho bồ câu. Thông thường ổ đẻ của chim bồ câu không có những hình dạng cụ thể, có thể làm ổ thành hình chữ nhật với kích thước dài 25cm, rộng 20cm và cao 10cm. 

nuôi bồ câu gà
Nên chuẩn bị ổ đẻ cho chim càng sớm càng tốt

Chăm sóc kỳ đẻ và ấp trứng chim bồ câu sinh sản

Thời gian chim bồ câu mái đẻ trứng thứ nhất và trứng thức hai cách nhau từ 1-2 ngày. Do đó, người nuôi nên tiến hành đánh dấu và ghi chép lại ngày bồ câu đẻ trứng. Nhằm giúp theo dõi trứng và canh chừng ngày trứng nở chính xác và hiệu quả hơn.

Trên đây là một số kiến thức về cách nuôi bồ câu gà để đạt hiệu quả cao mà Chợ Tốt muốn thông tin đến mọi người. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu mua bồ câu gà, hãy ghé Chợ Tốt để có thêm nhiều lựa chọn với giá phải chăng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *