Cá nuôi chung với cá Rồng

Cá nuôi chung với cá Rồng rất đa dạng, giúp cho bể kính thủy sinh của nhà bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Sau đây Chợ Tốt sẽ giới thiệu đến bạn 5 loại cá thường được lựa chọn để nuôi chung với cá Rồng. Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết này! 

Vì sao nên nuôi chung cá Rồng với cá khác?

Việc nuôi cá Rồng chung với loại cá khác giúp bể thủy sinh của bạn trở nên sinh động và đẹp mắt hơn. Bởi vì nếu bể cá cảnh chỉ nuôi một loại cá sẽ không hấp dẫn, thu hút.

cá nuôi chung với cá rồng
Bể cá chỉ nuôi cá Rồng sẽ không hấp dẫn, thu hút

Ngoài ra, cá rồng là loại cá có đặc tính độc tôn lãnh địa, hiếu thắng và muốn độc chiếm lãnh địa riêng của mình. Vì vậy việc nuôi cá Rồng chung với các loại cá khác sẽ giúp cá tính của chúng trở nên ôn hoà hơn. 

5 loại cá nuôi chung với cá Rồng

Sau đây Chợ Tốt sẽ giới thiệu đến bạn 5 loại cá phù hợp nhất để nuôi với cá Rồng, giúp bể cá của bạn sinh động hơn.

Cá Rồng nuôi chung với cá Koi

Cá Koi hay còn được gọi với tên gọi là cá chép Nhật, có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng được phát triển rộng rãi từ Nhật. Đây là loại cá biểu tượng cho sự may mắn, thành công và thịnh vượng. Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá Koi đang được ưa chuộng. 

Hiện nay cá Koi có 24 loại giống được ghi nhận và chúng đều có màu sắc, đặc điểm nhận dạng khác nhau. Nếu bể cá Rồng nuôi chung với cá Koi chắc chắn sẽ rất sinh động và hấp dẫn.

cá nuôi chung với cá rồng
Cá Rồng nuôi chung với cá Koi rực rỡ sắc màu

Cá rồng nuôi với cá dĩa

Vào những năm 2000, các em cá dĩa được dân mê cá mệnh danh là nhất đại mỹ ngư và được bán trên thị trường với giá đắt đỏ. Hiện nay, giống cá này đã có mức giá hợp lý hơn nhờ nỗ lực nhân giống của các nghệ nhân và cũng ngày càng trở nên phổ biến.

Cá đĩa có hình dáng tròn trĩnh tựa như chiếc đĩa với phần miệng nhỏ, mang nhỏ khá lạ. Ngoài ra, thân hình tròn dẹt của giống cá này được cho là để dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện sống và giúp chúng dễ dàng ẩn nấp, len lỏi qua rong rêu, cây cỏ dễ dàng.

cá nuôi chung với cá rồng
Cá dĩa từng được mệnh danh là đại mỹ ngư

Những chú cá Rồng uy nghiêm, mạnh mẽ thường được mọi người nuôi với những chú cá dĩa rực rỡ sắc màu giúp bể cá của bạn trở nên đặc biệt hơn. Ngoài ra, cá dĩa với ngoại hình đặc biệt sẽ dễ len lỏi vào rong rêu nên khi nuôi với giống cá Rồng hiếu thắng sẽ không xảy ra tình trạng đánh nhau.

Khi nuôi cá dĩa với cá rồng, bạn không nên nuôi quá nhiều mà nên xem xét về mật độ sống trong bể để đảm bảo chúng đều có không gian bơi lội thoải mái. 

Cá rồng nuôi chung với cá hổ

Cá hổ là giống cá có nguồn gốc từ châu Phi với tên khoa học là tigerfish. Đây là loài cá hung dữ nhất hành tinh với màu sắc bên ngoài có những vạch màu vàng và đen xen kẽ nhau trông rất bắt mắt giống như lớp lông của các chú hổ dũng mãnh.

Dù tính tình cực kỳ hung dữ nhưng giống cá này lại có mức giá khá cao cũng như tương đối khó nuôi và đòi hỏi chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy đây là loài cá được mệnh danh là cá dành cho dân “nhà giàu” nuôi cùng với các em cá rồng đắt tiền.

Khi nuôi cá Rồng với cá hổ, bạn sẽ thể hiện được cá tính, phong cách sống của mình chỉ qua một bể cá. Khi có khách đến chơi nhà, chắc hẳn mọi người đều sẽ không thể rời mắt khỏi bể cá đáng tiền của bạn.

Cá rồng nuôi chung với cá La Hán

Loại cá này được biết đến lần đầu tiên vào giữa những năm của thập kỷ 1990-2000 tại Malaysia và có tên tiếng Anh là Flower Horn. Chúng sở hữu ngoại hình đẹp, sặc sỡ và bắt mắt nên phong trào nuôi cá La Hán phát triển ở các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,… từ 2004 trở đi.

cá nuôi chung với cá rồng
Cá Rồng nuôi chung với cá Hổ và cá La Hán

Đây là giống cá nuôi chung với cá rồng thích hợp nhất vì sở hữu môi trường sống khá tương đồng với cá rồng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nuôi cá nhiều để đảm bảo mật độ trong bể.

Cá rồng nuôi chung với cá Phát Tài

Cá phát tài (có tên gọi khác là Osphronemus) là loài cá đúng như tên gọi của nó, được mệnh danh là loài cá mang đến thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Vì vậy, với người mê cá cảnh, cá Rồng và cá Phát Tài là “cặp bài trùng” đem đến tài lộc cho người nuôi.

cá nuôi chung với cá rồng
Bể cá thủy sinh bao gồm cá Rồng, cá Phát tài (màu trắng), cá La Hán,…

Khi cá nuôi chung với cá Rồng sẽ đem đến sự hài hòa cho hồ cá Rồng của nhà bạn, giúp hồ cá trở nên tươi tắn và bắt mắt hơn.

|| Có thể bạn chưa biết:
1. Điểm tên các loại cá Rồng đang được ưa chuộng nhất trên thị trường
2. Giải Mã: Cá Rồng highback là gì? Cách nuôi cá Rồng highback

Cách nuôi chung 2 cá rồng

Vì đặc tính độc tôn lãnh địa, hiếu thắng nên thông thường, người ta chỉ nuôi mỗi cá Rồng trong một bể cá riêng biệt. Hoặc người ta thường nuôi một bể cá rồng với số lượng từ 5 con trở lên trong một bể lớn. Khi đó, tính tình của loài cá này mới trở nên ôn nhu, lành tính hơn.

Tuy nhiên, vì sự yêu thích của mình mà nhiều người cũng thường có sở thích nuôi chung 2 cá rồng trong 1 bể. Từ đó tạo điều kiện sau này nuôi nhiều cá Rồng hơn. Và để làm được điều này, bạn cần nắm một số lưu ý về cách nuôi chung 2 cá Rồng trong 1 bể như sau:

cá nuôi chung với cá rồng
Một số lưu ý về cách nuôi 2 cá Rồng trong 1 bể
  • Cần thiết kế một bể cá cộng đồng đủ lớn để nuôi 2 cá thể cá Rồng, sao cho sau khi chúng lớn thì vẫn có đủ không gian để bơi lội thoải mái.
  • Không nên chỉ nuôi 2 cá Rồng trong 1 bể Thuỷ sinh mà bạn cần thả thêm những loài cá khác có kích thước tương đương hoặc nhỏ hơn để chung sống trong bể để tăng sự sinh động và giúp 2 cá thể cá rồng sống hoà hợp với nhau.
  • Một trong 2 con cá Rồng phải thuộc loại Ngân Long vì tính tình của chúng khá ôn nhu, hiền lành nhất trong số các loại cá Rồng trên thị trường hiện nay. Vì vậy khi chung sống với loại cá Rồng khác, chúng sẽ ít có mong muốn tranh giành lãnh thổ, hạn chế tình trạng đánh nhau hơn. 

Điều kiện môi trường bể nuôi cá rồng với cá khác

  • Kích thước bể cá phải đủ lớn để các loại cá trong bể có thể bơi lội thoải mái mà không phải tranh giành lẫn nhau. Cụ thể, nếu muốn nuôi ghép cá Rồng với loài cá khác, bạn cần có một bể cá kích thước dài x rộng x sâu tối thiểu từ 180cm x 60cm x 45cm trở lên. 
  • Một bể cá tiêu chuẩn để đáp ứng các nhu cầu sống và phát triển của cá cảnh là phải trang bị đầy đủ hệ thống lọc nước, sục khí năng suất phù hợp. Nhất là khi một bể cá có nhiều loại cá sống cùng nhau sẽ khiến nước trong bể nhanh bị ô nhiễm hơn. 

Ngoài ra nếu có xung đột thì hệ thống lọc và sục khí sẽ đảm bảo nguồn nước sạch để cá rồng không bị nhiễm bệnh từ môi trường.

Bên cạnh đó, trong bể kính bạn cũng nên trang trí một số tiểu cảnh như sỏi, đá, mỏm đá, cây cối,… để cá có thể bơi lượn quanh, hoặc ẩn nấp khi cần thiết. 

  • Vị trí đặt bể cá cần được đặt ở nơi ít người đi qua lại và đặt ở vị trí có ánh sáng buổi sáng hoặc buổi chiều. Đặc biệt, vào buổi tối, người nuôi cá thường có sở thích bật đèn để tăng sự hấp dẫn cho bể cá. Vậy nên lưu ý không nên tắt đèn đột ngột dễ làm các loại cá nuôi chung dễ đánh nhau.
  • Nhiệt độ thích hợp nhất cho bể nước hồ nuôi cá khoảng từ 28 đến 32 độ C và có độ pH trung bình là 6.5 đến 7.5. Vì vậy, khi lựa chọn các loại cá nuôi chung với cá Rồng, hãy lựa chọn các loài cá có đặc điểm sống tương tự để nhanh thích nghi với điều kiện môi trường nước.

Trên đây, Chợ Tốt đã chia sẻ cho bạn 5 loại cá nuôi chung với cá Rồng phổ biến và được yêu thích nhất giúp bạn tăng tính thẩm mỹ cho bể cá của nhà mình. Để tìm kiếm những chú cá đẹp mắt như trên để nuôi cùng với cá Rồng, hãy truy cập chuyên mục mua bán cá cảnh của Chợ Tốt nhé!

1.600.000 đ

1 giờ trước Huyện Nhà Bè

390.000 đ

3 giờ trước Quận Bình Tân

550.000 đ

3 giờ trước Quận Bình Tân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *