Queen Mobile Blog

Cách dạy mèo nghe lời đơn giản và hiệu quả

Tìm hiểu về cách dạy mèo nghe lời sẽ giúp thú cưng của bạn ngoan ngoãn, tuân thủ theo các quy tắc đặt ra và giúp cuộc sống với chú mèo cưng trở nên phong phú hơn. Trong bài viết này, Chợ Tốt sẽ hướng dẫn bạn các cách huấn luyện mèo biết nghe cực kỳ đơn giản và hiệu quả.

Vì sao cần dạy mèo nghe lời

Mèo trong giai đoạn trưởng thành giống như một đứa trẻ, chúng đang trong quá trình khám phá và học hỏi thế giới xung quanh. Bởi vậy, sẽ có lúc mèo có những hành vi tiêu cực mà chúng không hề biết đây là những hành động sai trái.

Giai đoạn này là giai đoạn quyết định đến cách cư xử của mèo sau này, bởi vậy bạn phải luôn đồng hành và liên tục sửa lỗi cho chúng, có những cách dạy mèo ngoan giúp chúng phân biệt được đâu là những hành vi có thể chấp nhận được.

cách dạy mèo nghe lời
Cách dạy mèo ngoan

Chia sẻ cách dạy mèo nghe lời

Cách dạy mèo bắt tay

Mèo là loại động vật thông minh, bởi vậy chỉ cần một vài thao tác đơn giản cùng sự kiên trì, mèo sẽ hoàn toàn học được cách bắt tay người theo ý muốn của bạn. Cách dạy mèo bắt tay là một chu trình 4 bước được lặp đi lặp lại liên tục, bao gồm:

Bước 1: Cho mèo làm quen với khái niệm phần thưởng

Trong ngày đầu tiên, bạn cần chuẩn một phần thưởng hấp dẫn mà mèo cực kỳ ưa thích, đó có thể là một túi bánh thưởng hoặc một món đồ chơi chúng đã ao ước từ lâu. Thời gian lý tưởng nhất để tiến hành huấn luyện mèo là vào khoảng 1 – 2 giờ trước bữa ăn của chúng.

Lúc này, khi mèo đã đói, bạn cho chúng ngửi mùi bánh thưởng mà bạn đã chuẩn bị trước để kích thích khiến chúng phải nỗ lực làm theo yêu cầu của bạn. Lưu ý là chỉ để chúng ngửi chứ không cho mèo bắt được thức ăn. Sử dụng lệnh “bắt tay” chạm vào chân trước của mèo kèm theo một miếng bánh thưởng.

Cách dạy mèo bắt tay

Điều này sẽ thôi thúc chúng hợp tác với bạn mỗi khi ra lệnh bắt tay. Việc khen thưởng này không cần phải diễn ra thường xuyên, chỉ cần thể hiện cho mèo thấy sự liên quan giữa hành động bắt tay và phần thưởng là được.

Bước 2: Thể hiện hành động bắt tay một cách rõ ràng hơn

Thay vì chỉ chạm vào bàn chân mèo như trước, lần này bạn ra lệnh “bắt tay” cùng với đó là giữ chân mèo một cách nhanh chóng. Bạn nên giữ bánh thưởng ở giữa ngón tay và giơ ra trước mặt chúng khi ra lệnh bắt tay. Khi mèo có phản ứng thuận theo, ngay lập tức thưởng cho chúng. Thời gian kéo dài đối với mỗi lần tập không nên quá lâu, chỉ từ 10 – 15 phút, nếu không mèo sẽ dễ bị chán nản và phân tâm.

Bước 3: Nâng cao độ khó

Đưa tay có phần thưởng lên cao và khum trước mặt mèo ở tên tầm mắt một chút, kết hợp với lệnh bắt tay đã sử dụng ở bước 1 và bước 2. Trong lúc tìm kiếm thức ăn, chúng sẽ đưa chân lên theo bản năng và chạm vào tay bạn.

Khi mèo thực hiện đúng những gì đã chỉ bảo, bạn nên liên tục khích lệ và xoa đầu mèo để cho chúng thấy đây là việc làm tích cực, đồng thời liên kết việc cho ăn với hành động được bắt tay.  

Bước 4: Lặp lại cách huấn luyện này một cách ngẫu hứng

Thay vì thực hiện bài tập này theo khung giờ cố định trước bữa ăn, bạn nên thực hiện phương pháp huấn luyện này vào nhiều khung thời gian khác nhau. Đôi khi thú cưng sẽ quên, hãy chạm nhẹ vào chân bé mèo để nhắc nhở chúng.

Dần dần, bạn lặp lại bài tập này mà không có phần thưởng để biến kỹ năng này trở thành một phản xạ. Huấn luyện cách dạy mèo bắt tay không khó, chỉ cần một chút thời gian và kiên nhẫn là mèo đã học được kỹ năng đáng yêu này rồi.

Cách dạy mèo biết tên

Mèo là loại động vật rất thông minh, bạn hoàn toàn có thể huấn luyện cho mèo biết tên mỗi khi gọi. Điều này giúp tăng sự gắn kết và giúp cuộc sống của bạn với mèo trở nên thú vị và đơn giản hơn nhiều. Dưới đây là các bước để cách dạy mèo biết tên hiệu quả:

Bước 1: Giúp mèo làm quen với âm thanh

Khoảng thời gian tốt nhất để tiến hành huấn luyện là trước bữa ăn. Để dạy mèo cách biết tên và đến bên bạn mỗi khi gọi, trước tiên bạn cần chuẩn bị khay thức ăn với những món ăn mà chúng thích.

Sau đó, sử dụng những âm thanh với tần số cao để thu hút sự chú ý của chúng, ví dụ như huýt sáo. Chúng sẽ nhìn thấy bạn cùng khay thức ăn và chạy đến để thưởng thức. Bài tập này nên được kéo dài trong vòng từ 3 – 4 ngày.

Bước 2: Sử dụng tên của mèo

Đến bước này, bạn sẽ tăng độ khó của bài huấn luyện bằng cách sử dụng tên của chúng thay vì sử dụng những âm thanh lớn gây chú ý. Bước này cần bạn sử dụng các phần thưởng mà chúng đặc biệt yêu thích.

Chọn khoảng thời gian và vị trí yên tĩnh để huấn luyện chúng, tránh thực hiện bài tập này tại những nơi ồn ào để giúp mèo nhận định được âm thanh rõ ràng hơn, đồng thời không bị xao nhãng và chỉ tập trung vào tiếng gọi của bạn.

Cách dạy mèo biết tên

Đứng cách xa một đoạn đảm bảo cho mèo nghe thấy, đưa phần thưởng ra và gọi tên chúng. Khi bé mèo ngoan ngoãn đến bên bạn, hãy thưởng ngay lập tức và tỏ vẻ hứng thú để cho chúng thấy được rằng đây là một hành động tích cực.

Bước 3: Duy trì bài tập

Bạn phải kiên trì thực hiện bài tập này bất cứ khi nào có thể, dần dần chúng sẽ biết được đó là tên của mình và chạy đến bên bạn. Khi mèo đã quen dần thì không cần phần thưởng, và chúng ta đã tiếp thu được kỹ năng này như một cách để giao tiếp với bạn.

Cách dạy mèo không cắn tay chủ

Nếu mèo thường xuyên cắn tay chủ hoặc một ai đó khi lại gần, bạn cần học cách dạy mèo không cắn tay để tránh tạo thành thói quen và để lại hậu quả về sau. Có thể hạn chế hành động mèo cắn tay chủ theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định lý do tại sao mèo có thói quen cắn

Đôi khi, hành động cắn chủ chính là một cách để chúng truyền tải thông tin đến bạn, như: thể hiện tình cảm, bị ốm hoặc chúng muốn thể hiện khả năng tự vệ. Mèo cũng rất hay cắn chủ mỗi khi nhận thấy có tiếng động mạnh làm chúng khó chịu, thường thấy nhất là khi bạn sử dụng máy sấy để sấy khô cho mèo khi tắm xong.

Khi mèo gặp người lạ hoặc đến những nơi không quen thuộc với chúng, mèo cũng hay cắn để thể hiện hành động phòng vệ. Bên cạnh đó, mèo mẹ cũng thường trở nên dữ dằn và khó tính hơn khi đang nuôi con.

Trong trường hợp mèo cắn trong vô thức và có biểu hiện mất kiểm soát, có thể mèo đã bị bệnh dại. Bạn cần nhốt mèo lại để tránh gây thương tích và đưa tới bệnh viện để được tiêm phòng kịp thời.

Bước 2: Điều chỉnh hành vi của mèo

Khi đã xác định được nguyên nhân mèo hay cắn chủ, bạn chỉ cần khắc phục điều đó thì mèo sẽ không cắn nữa. Nếu mèo đã coi đây là một thói quen, mỗi khi mèo có ý định cắn, hãy thể hiện rõ thái độ không hài lòng và hô lên “Không được” để chúng biết đây là một cách cư xử xấu. Bên cạnh đó, có thể áp dụng thêm hình phạt để cho chúng thấy hậu quả mỗi khi cắn chủ, ví dụ như nhốt mèo vào chuồng.

Hy vọng với cách dạy mèo nghe lời đến từ Chợ Tốt, bạn sẽ có thêm kiến thức để áp dụng chăm sóc thú cưng của mình hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Chợ Tốt cũng là nơi giúp bạn tham khảo thêm nhiều thông tin chăm sóc thú cưng hiệu quả hoặc là địa chỉ mua bán mèo chất lượng.

Exit mobile version