Queen Mobile Blog

Cách sử dụng máy ép chậm hiệu quả, tiết kiệm và bền bỉ

#ChấtLượngMáyÉpChậm #5MẹoSửDụngMáyÉpChậm #NướcÉpChấtLượng #MáyÉpChậmBềnBỉ #SửDụngMáyÉpChậmHiệuQuả

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]

Để có một ly nước ép đậm đặc hơn, nhiều hơn, không bị tách nước và đặc biệt là bảo toàn dưỡng chất hơn thì bạn cần phải biết tới 5 mẹo sử dụng máy ép chậm quan trọng sau:

1. Nguyên tắc khi ép: MỀM TRƯỚC. CỨNG SAU. ÍT XƠ TRƯỚC. NHIỀU XƠ SAU

Đây là nguyên tắc bất thành văn cứ sử dụng máy ép chậm là các bạn cần phải ghi nhớ và làm đúng nguyên tắc để ly nước của mình ngon hơn và máy ép của bạn hoạt động bền bỉ hơn. Các bạn cần luân phiên thứ tự các nguyên liệu như trên. Ví dụ bạn ép các nguyên liệu mềm và ít xơ thì phải ép theo sau đó là các loại cứng hơn như cà rốt hoặc cần tây nhiều xơ hơn. Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy. Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất. Dĩ nhiên các loại nhiều xơ như rau lá thì phải cắt ngang thớ xơ (đặc biệt như cần tây, cải kale, bó xôi, các loại herbs như bạc hà nguyên cọng v..v.).

2. Không thúc nguyên liệu trong máy ép quá nhiều, quá nhanh

Đừng quen với thói quen các máy ép ly tâm phải ấn và thúc các loại củ quả cứng để máy nó cắt rèo rèo. Đây là máy ép CHẬM cơ mà. Kiểu gì nó cũng không nhanh được. Về lượng nước ép thì nó không kém gì máy ép nhanh truyền thống, nhưng về phương pháp khi ép thì khác, bạn chỉ cần thả nguyên liệu và chờ trục máy tự nghiến rau củ, tự cuốn nguyên liệu vào. Đây cũng là điểm mạnh của máy ép chậm trục đứng. Không cần thúc, không cần ấn mạnh, đặc biệt là các loại củ quả cứng. Bạn chỉ cần dùng thanh pusher (thanh ấn) để ấn nguyên liệu xuống khi:

  • Nguyên liệu cắt thanh và nó chẳng may nằm ngang chắn ở họng máy thay vì nằm dọc
  • Nguyên liệu mềm hơn và không tự trôi xuống. Túm lại là không ấn và thúc khi cho quá nhiều nguyên liệu cùng lúc vào họng máy và máy chưa xử lý được bởi vì máy ép chậm chỉ nuốt được từng miếng nguyên liệu một. Nếu bạn càng thúc nhiều nguyên liệu thì chỉ làm máy dễ bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã hơn mà thôi.

3. Ép lại bã

Nếu thấy lượng bã vẫn còn ướt (điều này đặc biệt dễ xảy ra khi bạn ép số lượng lớn và liên tục, cửa bã luôn mở ở mức to hơn ‘half-closed’ và ép nhiều nguyên liệu nhiều nước như dưa chuột, dứa…). Bạn có thể thử cho bã vào máy để ép lại lần 2. Sẽ thu được thêm một chút nước nữa.

4. Dùng rây lọc

Mình thích nước ép trong, không lặn cặn. Vì vậy thói quen của mình là đặt một cái rây lọc lên trên âu hứng juice để khi chặn được bã nếu lẫn trong nước, rất nhanh gọn. Nếu các bạn không chú ý khi sử dụng mà thúc nguyên liệu nhiều, nhanh và không xử lý ngay khi máy có các dấu hiệu tắc (như nói bên dưới), thì bã sẽ có thể lẫn rất nhiều vào nước ép đấy.

5. Làm trơn bằng dầu

5 mẹo sử dụng máy ép chậm CHẤT – KHỎE – BỀN không biết là phí tiền mua máy rồi

Máy ép chậm tuy có thể ép được tất cả các loại từ rau củ cứng đến rau lá xanh và các loại cỏ như cỏ lúa mỳ, nó vẫn không phải là máy ép hàng đầu cho rau xanh. Vì vậy nếu bạn thường xuyên ép rau xanh mà thành phần công thức gần như không có các loại táo hay củ cứng để giúp đẩy bã thì khi ép rau xanh liên tục máy ép sẽ có thể kêu do ‘khô’. Để ‘làm trơn’ máy cho các nguyên liệu khô và kẽo kẹt như vậy, mình dùng 1 thìa nhỏ dầu ép lạnh (loại nào tùy sở thích của các bạn, ví dụ dầu lanh, dầu mè, dầu óc chó v.v.). Các loại dầu giúp làm trơn trục máy, bớt rít khi ép rau lá, bớt tạo bọt, và các loại dầu ép lạnh từ hạt cũng cung cấp chất béo tốt, hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin luôn.

Bảng giá máy ép chậm giá rẻ cập nhật tháng 4/2019


Exit mobile version