Tiêu dùng bền vững là xu hướng mới nổi hiện nay được nhiều quốc gia chú trọng phát triển để nâng cao chất lượng sống và đảm bảo an toàn trật tự xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh dân số tăng cao và tác động của nó đến môi trường sống. Vậy tiêu dùng bền vững là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Tiêu dùng bền vững là gì?
Tiêu dùng bền vững là xu hướng sử dụng và tiêu thụ những sản phẩm được sản xuất với quy trình an toàn, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, giảm thiểu sự tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm môi trường là yếu tố tiên quyết trong xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững để không ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ sau.
Xu hướng tiêu dùng bền vững đã bắt đầu hình thành và được nhiều quốc gia phát triển quan tâm từ những năm 1980. Đây là thời điểm mọi người bắt đầu nhận thức được những vấn đề mang tính toàn cầu, điển hình như ô nhiễm môi trường, sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, hạn hán và sự phát triển nhanh chóng của dân số.
Hiện nay, trên thế giới, Chính phủ nhiều nước đã khuyến khích bằng các chính sách thúc đẩy phát triển tiêu dùng bền vững và nền kinh tế tái sử dụng bằng việc thực hiện 3R: tái sử dụng (Reuse), giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và dãn nhãn sinh thái.
Tác động của sản xuất và tiêu dùng bền vững
Sản xuất bền vững hướng tới việc khai thác các nguồn tài nguyên một cách kinh tế và hiệu quả hơn, giảm lượng chất thải và bảo vệ môi trường. Còn tiêu dùng bền vững hướng tới việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế.
Theo đó, sản xuất và tiêu dùng bền vững cung cấp chìa khóa cho phép cộng đồng và cá nhân phát triển mà không cần thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống đồng thời không gây nguy hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Mục tiêu của tiêu dùng là tách xa tăng trưởng kinh tế với gia tăng sử dụng tài nguyên và năng lượng gây ô nhiễm môi trường thông qua thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng bền vững.
Sản xuất và tiêu dùng được chia thành 3 loại chính:
- Tiêu dùng tiết kiệm liên quan đến việc lựa chọn các sản phẩm hoặc cách thức sử dụng tốn ít nhiên liệu, năng lượng, điện nước, các tài nguyên khác, sử dụng lại bao bì.
- Tiêu dùng tốt cho sức khỏe bao gồm việc chọn mua các sản phẩm hữu cơ, có dán nhãn sinh thái, ăn nhiều rau củ, trái cây và hạn chế các thành phần không có lợi cho sức khoẻ như: chất béo, đường.
- Tuân thủ các quy định môi trường, thực hiện các hướng dẫn về phân loại rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, không tiêu thụ các sản phẩm bị cấm.
Theo đó, mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững cho thấy sự hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên và năng lượng thông qua việc sử dụng tài nguyên tái tạo và sản phẩm thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, giảm thiểu, tái sử dụng và tài chế chất thải sẽ duy trì tính bền vững của hệ sinh thái.
Thực trạng tiêu dùng bền vững ở Việt Nam
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, năm 2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh. Trong đó, thúc đẩy tiêu dùng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, mức thu nhập bình quân đầu người đang dần tăng cao, điều này kéo theo chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện. Do đó, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng, thân thiện với môi trường đã và đang là một đòi hỏi thiết yếu của người dân.
Tuy nhiên, việc đưa lối sống tiêu dùng vào đời sống hàng ngày vẫn gặp nhiều trở ngại do thói quen của người dân không thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Còn phần lớn cư dân vẫn duy trì việc tiêu dùng không hợp lý, lãng phí, điều này hoàn toàn ngược lại với lối sống tiết kiệm, gần gũi và thân thiện với thiên nhiên.
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam
Bản chất của sản xuất là quá trình tiêu dùng gồm 4 giai đoạn, bao gồm: tiêu dùng đầu vào, tiêu dùng sản xuất, tiêu dùng đầu ra, tiêu dùng chất thải. Bởi vậy, để tăng hiệu quả tài nguyên và sản xuất, cần áp dụng các chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường.
Để thực hiện được các chiến lược tiêu dùng, cần gia tăng hiệu suất sản xuất thông qua tối ưu hóa sử dụng tài nguyên thiên nhiên (nguyên liệu, năng lượng, nước) trong toàn bộ quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cải thiện quản lý môi trường thông qua giảm thiểu các tác động của toàn bộ hệ thống sản xuất đến môi trường và hệ sinh thái.
Một trong những chiến lược hiệu quả để hỗ trợ thúc đẩy tiêu dùng là mua sắm xanh – một thuật ngữ chỉ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường. Theo đó, mỗi người tiêu dùng cần xem xét, cân nhắc các vấn đề môi trường đồng thời với việc xem xét, cân nhắc những tiêu chí về giá cả và hiệu quả sử dụng khi quyết định mua sắm, sao cho giảm thiểu được nhiều nhất tác động tới sức khỏe và môi trường.
Để cùng chính phủ Việt Nam chung tay hướng tới việc xây dựng, duy trì và phổ biến lối sống tiêu dùng bền vững đến người dân, Chợ Tốt đã phát động chương trình “Mua bán đồ cũ góp cây tạo sinh kế” cho đồng bào vùng cao. Theo đó, bạn chỉ cần mua một món đồ có nhãn “Phủ Rừng Sinh Kế” qua hình thức trực tuyến, Chợ Tốt sẽ tặng 01 cây giống cho đồng bào vùng cao.
Với chương trình ý nghĩa này, Chợ Tốt cung cấp đa dạng các thể loại sản phẩm, giúp người mua có những trải nghiệm như mới với đồ điện tử cũ, đồ gia dụng, thời trang đồ cũ, ẩm thực ba miền, hàng tuyển thanh lý từ người nổi tiếng,… Theo đó, mua đồ cũ là một cách hiệu quả để xây dựng và hình thành thói quen tiêu dùng, thông qua đó hướng tới mục tiêu trồng 5000 cây và phủ 10 hecta cây măng bát độ tại xã Tân Xuân, huyện Sơn Hồ, tỉnh Sơn La.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiêu dùng bền vững – một trong những lối sống hiện đại và đang dần trở thành xu hướng trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay. Hãy cùng Chợ Tốt chung tay hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua việc tham gia chiến dịch “Mua bán đồ cũ góp cây tạo sinh kế” cho đồng bào vùng cao nhé!