Queen Mobile Blog

Khám phá truyền thống cúng ông Công, ông Táo trong văn hóa Việt Nam

#Tức_lệ_lễ_cúng_ông_Công_ông_Táo_người_Việt
#Sự_tích_ông_Táo_và_Táo_Quân
#Ông_Táo_chầu_trời_để_tiễn_Táo_Quân
#Phong_tục_cúng_ông_Táo_của_người_Việt
#Cá_chép_trong_lễ_tiễn_ông_Táo
#Phóng_sinh_cá_chép_và_ý_thức_bảo_vệ_môi_trường

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]

Lễ cúng ông Táo chầu trời là một lễ khá lớn ở Việt Nam. Vào đúng ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình sẽ bày mâm, sắp lễ cúng ông Công, ông Táo trong gian bếp nhà mình nhằm tiễn các Táo Quân chầu trời.

Sự tích Táo quân và phong tục cúng ông Công, ông Táo của người Việt

Có lẽ người Việt sẽ không xa lạ gì với chương trình “Gặp nhau cuối năm” với những bản “báo cáo” hài hước nhưng đầy ý nghĩa của các Táo Quân khi về chầu trời. Người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung thường tin rằng có ông Công, ông Táo cải quản việc bếp núc. Theo sự tích từ ngày xưa thì cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời trình báo cho Ngọc Hoàng chuyện bếp núc của từng gia đình. Và đến ngày giao thừa, các Táo Quân lai cưỡi cá chép trở về hạ giới, tiếp tục công việc của mình.

Nếu đã từng là trẻ con, hẳn chúng ta từng được học, được đọc về sự tích “Kiềng ba chân”. Cũng từ sự tích này mà mới có sự tích về “2 ông – 1 bà” Táo Quân cai quản chuyện bếp núc. Bởi biết hết mọi việc trong bếp nên Táo Quân cũng biết hết mọi việc trong gia đình, cả tốt, cả xấu. Thường thì Táo Quân sẽ báo cáo chi Ngọc Hoàng những gì mình biết được. Vì vậy, để tỏ lòng tôn kính với các bậc Táo Quân, cũng như mong muốn rằng chuyện bếp núc, gia đình mình được yêm ấm, thuận hòa nên người Việt nói riêng và những người phương Đông nói chung mới làm lễ tiễn các Táo Quân về chấu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Cá chép và tục lệ phóng sinh cá chép của người Việt

Có thể nói, cá chép là một trong những vật không thể thiếu trong lễ tiễn ông Táo chầu trời bởi theo sự tích thì chỉ có cá chép mới có thể đưa Tảo Quân về trời được. Vì vậy, chúng ta thường cũng cá chép với mục đích “cung cấp” phương tiện cho ông Táo lên trời dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, thường thì sau khi làm lễ tiễn ông Táo, người Việt thường thả cá phóng sinh với ngụ ý “cá hóa long”, tức cá hóa rộng, có thể vượt vũ môn. Phóng sinh cá được xem là một trong những phong tục rất tốt đẹp của dân tộc ta với mong muốn một kết quả thẳng lợi trong công việc, thi cử, làm ăn và một ý chí kiên cường, bền bỉ, dũng cảm trong mọi chuyện.

Tuy vậy, ngày nay, mặc dù vẫn có ý thức phóng sinh nhưng người dân Việt Nam thường không có ý thức bảo vệ môi trường. Chúng ta thường mua cá thả ở các hồ ao rồi tiện tay vứt luôn cả túi nilon xuống hồ, gây ô nhiễm môi trường mà lại làm mất đi cảnh quan vốn có. Vì vậy, năm nay, dù có thẳ cá phóng sinh, bạn và gia đình cũng nên có ý thức bảo vệ môi trường, có như thế mọi chuyện mới tốt đẹp được.

Hương Giang

tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh đầu tiên tại Việt Nam


Exit mobile version