Học Luật ra làm gì, thu nhập bao nhiêu luôn là băn khoăn đối với các bạn học sinh, sinh viên cũng như phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các băn khoăn trên và định hướng tốt hơn trong tương lai.
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật thuộc đơn vị cấu trúc của hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ có cùng nội dung, tính chất thuộc lĩnh vực đời sống hoặc xã hội nhất định.
Hiện nay, ngành Luật được phân ra thành nhiều chuyên ngành chính như Luật hành chính, Luật thương mại, Luật dân sự, Luật đất đai,… Tùy từng chuyên ngành theo học mà sinh viên được trang bị các kiến thức khác nhau.
Cơ hội việc làm ngành Luật
Bạn băn khoăn không biết học Luật xong làm gì? Có thất nghiệp hay không? Đừng quá lo lắng bởi theo thông qua báo cáo mới nhất của Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn lực và thông tin thị trường lao động, nhu cầu nhân sự cho ngành Luật không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.
Theo đó, ngành Luật đang cần khoảng 13.000 luật sư, 2.000 công chứng viên, 2.300 thẩm phán,… Điều này có thể thấy, cơ hội việc làm pháp lý liên quan đến ngành Luật ngày càng dồi dào với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Tuy nhiên, ngành Luật là một ngành học đặc thù. Do đó, ngành này yêu cầu rất cao về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm của từng sinh viên. Vì vậy, để có thể thăng tiến trong công việc, bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức và phát triển bản thân trong quá trình học tập và làm việc.
Học Luật ra làm gì?
Học Luật để làm gì là băn khoăn của không ít người. Có vô vàn công việc ngành Luật mà bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số công việc liên quan tới ngành Luật mà bạn có thể tham khảo.
Công chứng viên
Công chứng viên là người chịu trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng; soạn thảo và thẩm định hợp đồng; tư vấn các vấn đề về pháp lý; hỗ trợ luật sư trong các thủ tục tranh chấp;…
Yêu cầu công việc của vị trí này tương đối cao. Bạn phải tốt nghiệp cử nhân ngành Luật, có thời gian công tác pháp luật từ 05 trở lên, đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng. Ngoài ra, bạn còn phải thành thạo tin học văn phòng, có kỹ năng năng giao tiếp và xử lý vấn đề tốt.
Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý có trách nhiệm giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho khách hàng. Vì vậy, họ phải là người nghiên cứu, soạn thảo văn bản, hồ sơ pháp lý liên quan, đồng thời cập nhật liên tục những thay đổi của quy định do các cơ quan thẩm quyền đưa ra.
Để có thể ứng tuyển vào vị trí này, bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành luật, có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và giải quyết các vấn đề thật tốt. Tác phong chuyên nghiệp cũng là điều cần có của vị trí này.
Kiểm sát viên/công tố viên
Kiểm soát viên và công tố viên là người của cơ quan công tố. Công việc chính của vị trí này là kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hoặc buộc tội, từ đó đề xuất ra hình phạt thích đáng. Ngoài ra, kiểm soát viên/công tố viên cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định và hành vi của bản thân, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Công việc này không chỉ đòi hỏi bạn phải có trình độ cử nhân ngành Luật trở lên mà còn yêu cầu bạn nắm vững các nhiệm vụ của cảnh sát cũng như công tác điều tra tội phạm. Ngoài ra, ứng viên cho vị trí này phải có kỹ năng giải quyết vấn đề, hùng biện, tranh luận cũng như phân tích và xử lý thông tin,… Đặc biệt, kiểm soát viên/công tố viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và bản lĩnh vững vàng.
Luật sư
Luật sư là việc làm quen thuộc đối với nhiều người bởi nó thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Luật. Công việc chính của luật sư là chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích các vấn đề về pháp luật; làm rõ các vấn đề pháp luật, định hướng cho khách hàng hoạt động và hành xử theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán và thương lượng các vấn đề về pháp luật;…
Để trở thành luật sư thì bằng cư nhân đại học ngành Luật là chưa đủ. Bạn cần phải thực tập 2 năm tại Học viện Tư pháp hoặc tập sự tại các văn phòng, công ty luật sư. Sau khi hoàn thành kỹ kiểm tra kết thúc tập sự thì ứng viên sẽ được cấp thẻ luật sư và chính thức hành nghề luật sư.
Công an
Học luật ra làm công an được không cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thi vào ngành công an bằng luật vừa là cơ hội vừa là thách thức dành cho bạn. Hiện nay, ngành công an có tuyển sinh hệ dân sự bằng luật với luật dân sự, hình sự, kinh tế,… Bởi thế, đây là cơ hội cho những ai mong muốn “vào ngành”.
Tuy nhiên, công an yêu cầu khá cao về sức khỏe, chiều cao, cân nặng. Nếu bạn có thể đáp ứng tốt về cả hai yếu tố: kiến thức chuyên môn và sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào công việc này.
Giảng viên ngành Luật
Bạn có người có khả năng truyền đạt kiến thức và đam mê với việc đứng trên bục giảng thì công việc này hoàn toàn phù hợp với bạn. Giảng viên ngành Luật là người giảng dạy các bộ môn Pháp Luật trong các trường đại học.
Để có thể đảm nhận công việc này, bạn phải tốt nghiệp loại giỏi ngành Luật hệ chính quy tại các trường đại học công lập, có bằng thạc sĩ ngành Luật, có trình độ tiếng Anh tối thiểu là loại C, thành thạo tin học văn phòng và có năng lực sư phạm.
Ngoài những công việc trên, với tấm bằng Luật thì bạn cũng có thể làm những công việc như thư ký tòa án, quản tài viên, chấp hành viên,… Với một thị trường làm việc năng động như hiện nay, bạn không cần lo lắng về vấn đề học luật làm gì nữa. Chỉ cần bạn có năng lực thì bạn có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp với bản thân mình.
Các công ty đang tuyển dụng nhân sự ngành Luật mới nhất
Các công ty, doanh nghiệp hiện nay không ngừng đăng tải các thông tin tuyển dụng các vị trí liên quan đến ngành Luật. Dưới đây là danh sách công ty tuyển dụng nhân sự ngành Luật mới nhất. Mời bạn tham khảo.
- Công ty Cổ phần Hệ thống Luật Nguyễn tuyển dụng vị trí Nhân viên soạn hồ sơ & Nhân viên Tư vấn.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục – Hệ thống Giáo dục Học mãi tuyển dụng vị trí Nhân viên Pháp chế.
- Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp – Le Nguyen Giap Law Office tuyển dụng Chuyên viên Pháp lý.
- Đại học Đà Lạt tuyển dụng Giảng viên/Trợ giảng Khoa Luật.
- Công Ty CP Kỹ Thuật Bình Sơn tuyển dụng vị trí Trưởng phòng Pháp chế.
- Công ty Luật TNHH INA Law tuyển dụng vị trí Chuyên viên Pháp lý.
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC tuyển dụng vị trí Chuyên viên Pháp chế.
- Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát tuyển dụng vị trí Chuyên viên Pháp chế.
- Học viện Phụ nữ Việt Nam thông báo tuyển dụng vị trí Giảng viên Luật Kinh tế – Khoa Luật.
- Công ty Cổ Phần Địa Ốc Thăng Long – Thang Long Real Group tuyển dụng Chuyên viên Pháp lý Dự án 2021.
- ….
Tìm việc làm ngành Luật ở đâu uy tín, hiệu quả?
Bạn đang có nhu cầu ứng tuyển cho các vị trí công việc liên quan đến ngành Luật mà không biết nộp ở đâu? Vậy thì hãy đến ngay với Việc Làm Tốt! Với số lượng tin tuyển dụng đa dạng, tỷ lệ kiếm việc thành công cao, đây là cầu nối giới thiệu việc làm uy tín và tốt nhất hiện nay.
Các thông tin tuyển dụng tại đây luôn cập nhật đầy đủ và cụ thể về mô tả công việc, mức lương tương ứng cho từng vị trí, thông tin công ty làm việc. Nhờ đó, bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp với năng lực bản thân, mức lương mong muốn ngay tại địa phương mà mình sinh sống.
Không những vậy, bạn còn có thể đăng ký tài khoản tại Việc Làm Tốt để tạo hồ sơ cá nhân theo vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Thông qua bản CV mà bạn đăng tải, các nhà tuyển dụng sẽ tìm đến và liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Có thể nói, đến với Việc Làm Tốt, bạn chẳng cần lo lắng về vấn đề học Luật sau làm gì nữa. Bởi với hàng nghìn tin tuyển dụng được cập nhật liên tục hàng ngày, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân mình.
Hy vọng thông qua toàn bộ chia sẻ của Việc Làm Tốt trong bài viết này, bạn đã có đáp án chính xác và cụ thể cho câu hỏi “Học Luật ra làm gì?” của mình, đồng thời có thêm nhiều thông tin bổ ích trong quá trình tìm kiếm việc làm. Chúc bạn nhanh chóng tìm được công việc ưng ý liên quan đến ngành học của mình.