Muỗi là động vật hút máu xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các khu vực nóng ẩm. Không chỉ con người mà động vật cũng có khả năng bị muỗi đốt. Khi bị cắn, ngoài tình trạng ngứa ngáy, chó bị muỗi đốt còn tiềm ẩn những bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các xử lý khi chó bị muỗi đốt qua bài viết dưới đây của Chợ Tốt!
Tình trạng chó bị muỗi đốt trong thực tế
Đến nay vẫn còn những chủ nuôi thắc mắc “Chó có bị muỗi đốt không?”. Nhiều người nghĩ rằng chó sở hữu lớp da dày lại được bộ lông bên ngoài bảo vệ nên sẽ không gặp vấn đề muỗi đốt như con người. Thực tế, chó vẫn bị muỗi đốt bình thường, một số trường hợp nghiêm trọng còn cần can thiệp y tế để tránh các bệnh nguy hiểm.
Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, khu vực sinh sống tại kênh rạch, sông ngòi là môi trường thích hợp cho muỗi sinh sống. Trong thời điểm này, chủ nuôi cần có biện pháp ngăn ngừa muỗi tấn công để tránh là vật nuôi khó chịu. Đối với chó, loài muỗi không chỉ tấn công vị trí cố định mà có thể đốt ở nhiều vị trí.
Chó bị muỗi đốt phổ biến nhất là khu vực mặt, tai, chân, bụng,… Những chú chó không có lớp lông dày che đậy thì các vùng da lộ ra cũng rất dễ là điểm tấn công của muỗi. Tại Việt Nam, thời điểm chó bị muỗi đốt nhiều nhất là mùa hè. Thời tiết của mùa hè tạo điều kiện lý tưởng để muỗi sinh sôi, phát triển.
Dấu hiệu thường gặp khi chó bị muỗi đốt
Cũng giống như con người, chó bị muỗi đốt sẽ gặp phải các tình trạng như khó chịu và ngứa ngáy. Thông thường, chúng sẽ dùng chân, răng để gãi liên tục vào vị trí ngứa. Nếu quá khó chịu, vết ngứa bị gãi trầy xước, chảy máu và có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
Dấu hiệu cơ bản của tình trạng muỗi đốt ở chó chính là các nốt mụn nhỏ. Một số người thường lầm tưởng tình trạng ngứa do muỗi đốt với ngứa do bệnh ghẻ vì chó gãi liên tục. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy ngứa do muỗi đốt sẽ không xuất hiện vấn đề rụng lông, kết vảy như bệnh ghẻ.
Dấu hiệu muỗi đốt ở chó cũng có thể nhầm lẫn với bệnh Care thường gặp ở loài động vật này. Khi cho mắc bệnh Care sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ như muỗi đốt ở vùng bụng chó. Nhưng bệnh Care còn đi kèm với những triệu chứng như chó nôn mửa, bỏ ăn. Căn bệnh này nghiêm trọng hơn chó bị muỗi đốt và cần đưa đến bệnh viện điều trị.
Chó bị muỗi đốt có sao không?
Trong nước bọt của loài muỗi có một chất chống đông máu, di tinh để máu dễ dàng lưu thông đến vết đốt. Như vậy muỗi mới có thể hút được nhiều máu và hút nhanh chóng hơn. Chính chất này khiến vị trí muỗi hút máu xuất hiện những nốt giác đỏ gây ngứa. Nhưng muỗi đốt không chỉ gây ra sự khó chịu cho chó mà còn có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác.
Một số loài chó có thể trạng đặc thù, khi bị muỗi đốt không chỉ bị ngứa mà còn bị đau. Theo bản năng, chó sẽ dùng chân và răng để cào vào vết cắn cho bớt khó chịu. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng, nếu nghiêm trọng có thể bị nhiễm trùng huyết, dị ứng toàn thân, viêm quầng,…
Chó con bị muỗi đốt có sao không cũng sẽ gặp các tình trạng tương tự như chó trưởng thành. Muỗi là vật trung gian truyền bệnh, có thể đưa các ký sinh trùng, vi rút vào cơ thể chó thông qua đường máu. Một số bệnh nguy hiểm chó có thể gặp phải khi bị muỗi đốt là bệnh giun chỉ, bệnh Parvovirus, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Bệnh giun chỉ: Muỗi đưa ấu trùng giun chỉ vào cơ thể chó theo vết cắn. Những ấu trùng này di chuyển khắp cơ thể cho đến khi tìm được mạch máu trong phổi và tim. Quá trình ủ bệnh này mất khoảng 6 tháng thì chó bắt đầu phát bệnh.
Bệnh Parvovirus: Muỗi là vật trung gian truyền bệnh viêm não Parvovirus vào cơ thể chó. Ban đầu vi rút Parvovirus cư trú tại các mô bạch huyết tại cổ họng, thông qua đường máu để tấn công các tế bào trong cơ thể.
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là bệnh tự miễn của các mô liên kết và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của chó. Lupus ban đỏ tấn công các mô, tế bào, gây viêm nhiễm tại nhiều bộ phận.
Chó bị muỗi đốt phải làm sao?
Khi phát hiện thú cưng bị muỗi đốt chủ nuôi cần có các bước xử lý ngay để giảm bớt khó chịu:
Sử dụng thuốc cho chó bị muỗi đốt
Sử dụng thuốc là cách nhiều người thường áp dụng khi giải quyết vấn đề chó bị muỗi đốt phải làm sao. Nếu tình trạng ngứa và khó chịu ở chó không nghiêm trọng thì chỉ cần chọn các loại thuốc bôi chứa chất kháng Histamin. Loại thuốc bôi này rất dễ sử dụng, có thể dùng cho cả chó con và chó trưởng thành.
Trường hợp sau khi chủ nuôi phát hiện vết đốt thì chó đã cào xước da gây viêm nhiễm, cần sử dụng thuốc chứa Steroid. Chất này sẽ giúp giảm cảm giác ngứa, chống viêm cho cơ thể. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào vị trí vết cắn của muỗi. Cần làm theo hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc chứa Steroid cho chó, đặc biệt với chó con.
Nếu bạn chưa có thời gian và điều kiện mua thuốc chuyên dụng để xử lý vết muỗi cắn thì có thể dùng một số chất thay thế. Như nước xà phòng, thuốc mỡ hay kem đánh răng. Bôi các chất này lên vết muỗi đốt ở chó sẽ giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, chó không khó chịu sẽ không cào vào vết cắn nữa.
Sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên
Một số loại dược liệu đến từ thiên nhiên có thể giải quyết tình trạng muỗi đốt ở chó như sau:
Mật ong: Trong mật ong có chất kháng viêm, chỉ cần lấy một ít mật để bôi lên vết đốt sẽ nhanh chóng giảm ngứa và giảm sưng.
Nha đam: Ngoài tác dụng làm đẹp, nha đam cũng có thể làm dịu da và kháng viêm. Tách lá nha đam và bôi chất nhớt đó lên vết muỗi đốt ở chó sẽ giúp mau lành hơn.
Hành tây: Đây là một loại củ có nhiều lợi ích sức khỏe cho con người và cũng có thể xử lý vết muỗi đốt ở chó. Chủ nuôi hãy cắt một lát hành tây nhỏ, đặt lên vết muỗi cắn vài phút sau đó lau lại bằng nước sạch.
Giấm táo: Chất này có công dụng kháng khuẩn, giảm cảm giác bỏng rát. Chỉ cần nhỏ vài giọt giấm táo lên vết muỗi cắn là chó sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó bị muỗi đốt
Muỗi là một vật trung gian truyền bệnh, bạn không thể phán đoán được vết muỗi cắn có lây vi rút cho chó nhà mình không. Vậy nên sau khi phát hiện thú cưng bị muỗi đốt cần theo dõi sức khỏe của chúng thường xuyên. Nếu vật nuôi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào đáng ngờ thì hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Cách để chó không bị muỗi đốt hiệu quả
Cách để chó không bị muỗi đốt tốt nhất chính là đảm bảo môi trường sống không có muỗi. Chủ nuôi cần vệ sinh không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các vật chứa nước đọng lâu ngày. Nếu quanh nhà có nhiều bụi rậm thì cần phát quang để loại bỏ khu vực sống của muỗi.
Khi cho chó ra ngoài đi dạo, hoạt động cần chọn nơi thoáng mát và sạch sẽ. Tránh đưa chó đến các khu vực ao tù, các vùng nước bẩn hoặc nhiều bụi cây. Nếu có điều kiện chủ nuôi hãy lắp đặt thêm cửa lưới chống muỗi để phòng ngừa muỗi xâm nhập vào không gian sống.
Nội dung bài viết trên đã giới thiệu tới bạn cách xử lý và phòng ngừa khi chó bị muỗi đốt. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chó thì hãy đến với Website của Chợ Tốt. Nơi đây có rất nhiều chú chó đáng yêu, khỏe mạnh đang chờ được bạn đón về nhà.