Queen Mobile Blog

Chó bị rắn cắn phải làm sao? Cách xử lý và phòng chó bị rắn độc cắn

Bạn đang lo lắng không biết chó bị rắn cắn phải làm sao? Có nguy hiểm đến tính mạng không, cách xử lý như thế nào? Bài viết này Chợ Tốt sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này, đồng thời chia sẻ cách phòng ngừa nguy cơ rắn cắn chó. 

Nhận biết triệu chứng chó bị rắn cắn

Những con chó bị rắn cắn thường sẽ có một số biểu hiện giúp chúng ta nhận biết như: 

  • Một phần hoặc toàn bộ cơ thể chó bị sưng
  • Vị trí vết rắn cắn trên người chó bị chảy máu hoặc tím tái có dấu hiệu hoại tử
  • Chó có biểu hiện đau đớn, nhức nhối
  • Huyết áp của chó bị hạ thấp
  • Chó thở gấp, khó thở 
  • Cơ thể của chó trở nên yếu ớt, suy sụp đột ngột
  • Chó bị run hoặc co giật các cơ
  • Chó bị nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Chảy nước dãi hoặc xuất hiện bọt ở miệng chó
  • Nước tiểu của chó có máu
  • Đồng từ ở mắt chó giãn nở
Chó bị rắn cắn
Tìm hiểu cách xử lý khi thú cưng bị rắn cắn

Ngoài ra, rắn thường cắn chó vào mặt, cổ hoặc chân khi vật nuôi của bạn cố gắn bắt, tấn công rắn. Vậy nên bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ các vị trí này để xem vết rắn cắn chính xác ở đâu. Bởi vì trong nhiều trường hợp vết rắn cắn trên người chó chỉ sưng nhẹ và ít đau.

Chó bị rắn độc cắn có nguy hiểm không? 

Trên thế giới hiện nay có hơn 500 loại rắn độc với tuyến nước bọt chứa 2 loại nọc độc làm ảnh hưởng đến mạch máu hoặc thần kinh. Khi chó bị rắn độc cắn có thể sẽ đau dữ dội ở vết cắn, lở loét, hoại tử vết thương. Ngoài ra có thể khiến chó bị viêm mạch máu, tê liệt, thoái hóa chức năng cơ thể hoặc nặng hơn tử vong nếu xử lý không kịp thời.

Chó bị rắn cắn phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Sau khi bị rắn cắn nếu được chữa trị kịp thời, nhanh chóng thì tỷ lệ sống sót của vật nuôi là 80%. Vậy nên việc biết cách cấp cứu rắn cắn kịp thời là điều cần thiết khi nuôi chó. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết chó bị rắn cắn phải làm sao? Vậy thì đầu tiên cần nắm rõ các triệu chứng nhận biết rắn cắn ở chó sau đó tìm cách điều trị ngay lập tức. 

Cách xử lý hiệu quả ngay sau khi chó bị rắn cắn

Khi chó rắn cắn bạn đừng phí thời gian cho các bước cấp cứu không cần thiết như: Dùng cồn để sát trùng, chườm lạnh, buộc garo cầm máu, tự hút nọc độc ra ngoài,… Thay vào đó người nuôi chó cần bình tĩnh, không hoảng loạn. 

  • Hãy giữ bình tĩnh cho thú cưng của mình, giúp chúng kiềm chế các hành động khi đang sợ hãi. 
  • Nếu chó bị cắn khu vực quanh cổ thì cần tháo ngay vòng cổ ra (nếu có).
  • Hãy cố gắn giữ vết rắn cắn thấp hơn tim. 
  • Giữ cho chó nằm yên càng tốt, điều này giúp ngăn nọc độc lây lan nhanh.
  • Đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất và sớm nhất. Nên trấn an và sưởi ấm cho chó trên đường đến gặp bác sĩ thú y.
  • Nên ôm chó đang bị rắn cắn thay vì để chúng tự đi.
  • Quan sát xem trên cơ thể của chó có còn vết cắn nào khác hay không.
Cần xử lý và chăm sóc chó bị rắn cắn đúng cách

Chăm sóc khẩn cấp khi chó bị cắn rách da

Khi chó bị cắn rách da bởi rắn thì bạn cần thực hiện các phương pháp chăm sóc khẩn cấp. Hay thực hiện tiến hành sơ cứu/cấp cứu để giúp chó giảm thiểu bớt tác động của nọc độc như sau:

  • Nếu thấy vết rắn cắn trên người chó là vết thương hở thì hãy rửa bằng nước để loại bỏ bớt nọc độc ra ngoài. 
  • Khi chó của bạn bị rắn cắn và không thở thì hãy gọi ngay đến phòng khám hoặc bác sĩ thú y để được hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo.
  • Sau khi bị rắn cắn chó có thể sẽ bị hoảng sợ và căng thẳng, bạn cần giữ bình tĩnh cho thú cưng của mình. Bởi vì khi mức độ căng thẳng của chó gia tăng thì có thể khiến nọc độc của rắn lưu thông nhanh hơn trong cơ thể chó.

Đưa chó đã bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất

Thay vì dành thời gian để sơ cứu thì bạn hãy nhanh chóng lái xe đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất để được điều trị đúng cách và kịp thời. Đây là cách trị chó bị rắn cắn an toàn, và hữu hiệu nhất. 

Bởi vì vết rắn cắn có thể làm nguy hiểm đến tính mạng của chó. Khi được chăm sóc điều trị kịp thời thì chó của bạn có thể sống sót và hồi phục được sức khỏe nhanh chóng. Vậy nên khi bạn nghi ngờ chó của mình rắn cắn thì hãy đưa đến cơ sở thú y ngay. 

Nên gọi đến phòng khám thú y trước khi đến để bác sĩ thú y có thể chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết giúp điều trị vết rắn cắn cho thú cưng của bạn một cách nhanh nhất.

Bạn có thể sẽ được yêu cầu mô tả hoặc xác định con rắn, nhưng cần lưu ý: 

  • Đừng bao giờ cố bắt rắn, ngay cả khi bạn nghĩ nó đã chết. Bởi vì rắn chết vẫn có thể co rút các cơ làm bạn bị thương. 
  • Bạn hãy cố gắng xác định đặc điểm và kích thước của rắn lớn hay nhỏ, có những màu sắc hay hoa văn nào, phần đuôi rắn có một vòng sừng hay không. Điều này giúp xác định được chó bạn có phải bị rắn độc cắn hay không để có cách điều trị phù hợp, hiệu quả.
  • Nếu có thể bạn hãy dùng điện thoại để chụp lại hình con rắn đã cắn chó của bạn.

Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết cắn và loại rắn để điều trị hoặc kết hợp tiêm thuốc kháng nọc độc.

Cách phòng ngừa nguy cơ chó bị rắn cắn

Chia sẻ cách phòng ngừa nguy cơ chó bị rắn cắn

Đa số các trường hợp chó rắn cắn thường do chó ở không đúng nơi, không đúng lúc. Vậy nên để phòng ngừa nguy cơ rắn cắn chó thì bạn nên lưu ý các điều sau:

  • Nếu bạn thường xuyên cho chó của mình đi dạo bên ngoài hoặc đến những nơi nhiều cây, rừng, núi thì cần đề phòng bị rắn cắn. Khi rắn cắn chó cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời để tránh những vết cắn độc nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng.
  • Khi dắt chó đi dạo cần sử dụng dây xích để kiểm soát hạn chế không cho chúng đến gần các bụi rậm, cỏ dại, lỗ hổng, những tảng đá lớn. Hạn chế dắt thú cưng đi dạo vào ban đêm.
  • Người nuôi cần thường xuyên dọn sạch nơi ở, lối đi, sân vườn, cỏ dại,… Đồng thời loại bỏ bớt các đồ vật mà rắn có thể ẩn náu. Bởi vì rắn có thể ngụy trang trong cỏ dại và ẩn náu ở các vật dụng trong nhà.
  • Nên dọn sạch các loại thức ăn, trái cây thừa, thức ăn cho chim,… hay những loại thức ăn có thể thu hút rắn và các loại động vật gặm nhấm.
  • Nếu nhìn thấy rắn ở phía trước thì bạn cần nhanh chóng đưa thú cưng của mình trở lại đừng vừa đến. Bởi vì rắn có thể trườn xa về phía trước bằng một nửa chiều dài của chúng để tấn công con mồi. Vậy nên nếu không né tránh kịp thời thì ngay cả bạn và thú cưng của mình đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của rắn.
  • Cho chó tham gia các khóa huấn luyện để chúng biết cách nhận biết âm thanh, mùi hương và hình ảnh của rắn. Như vậy sẽ giúp chúng trở nên ác cảm và dễ dàng tránh được rắn khi gặp.
  • Bạn có thể hỏi bác sĩ thú y về vắc xin phòng rắn độc cắn để tiêm ngừa trước cho chó. Như vậy sẽ giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng khi chó bị rắn độc cắn.

Kết bài

Qua bài chia sẻ về cách xử lý chó rắn cắn hiệu quả, nhanh chóng phía trên Chợ Tốt hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc thú cưng của mình. Đồng thời đừng quên áp dụng các cách phòng ngừa nguy cơ chó của mình rắn cắn nhé!

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc mua bán chó thì hãy thường xuyên truy cập Chợ Tốt để tham khảo các tin đăng được cập nhật mỗi ngày nhé!

Exit mobile version