#TâmSựChuyệnĐiĐẻMùaDịch #DanhSáchĐồChuẩnBị #MẹBầuDựSinhCân #VượtCạn #NhanhĐủGọnTiếtKiệm
Chuyện đi đẻ trong mùa dịch bệnh đang không chỉ là một nỗi lo lắng của những bà bầu sắp và đang vượt cạn, mà còn là sự thách thức cả cho họ và các bệnh viện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về trải nghiệm của một số người mẹ trong việc chuẩn bị đi sinh trong mùa dịch, cũng như danh sách đồ cần chuẩn bị để vượt qua giai đoạn này một cách nhanh chóng, đầy đủ, thuận tiện và tiết kiệm.
Việc đi đẻ trong mùa dịch Covid-19 không hề dễ dàng. Bệnh viện giới hạn việc tiếp nhận người ra vào, người điều hành phải tuân thủ nguyên tắc 5K, và mọi người đều phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và rửa tay đầy đủ. Mẹ bầu cần có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính và hồ sơ sinh trước khi đi làm các xét nghiệm cần thiết. Quy định này đã gây cho chị em một khoản chi phí không nhỏ, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự an toàn và bình an cho cả mẹ và bé.
Chuẩn bị danh sách đồ cần thiết cho mẹ và bé từ tuần thứ 34 thai kỳ là lựa chọn thông minh. Để nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể chuẩn bị các món đồ sau:
1. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Chứng minh nhân dân, bảo hiểm y tế và bảo hiểm quốc tế (nếu có), hồ sơ sinh và hồ sơ thăm khám suốt thai kỳ.
2. Trang phục của mẹ bầu: 1-2 bộ quần áo thoải mái, 1-2 đôi tất tay và tất chân, 3-5 cái bỉm người lớn, 10-20 cái quần lót giấy, 1 cái mũ trùm, bông nút tai, 10 cái băng vệ sinh mama loại dài, 1 cái khăn mặt mềm, 1 cái áo choàng/áo khoác.
3. Đồ sơ sinh cho bé: Mũ đội đầu, tất tay và tất chân, quần áo dài tay, khăn quấn bé, khăn xô lớn lau bé khi tắm, khăn sữa, khăn ướt, rơ lưỡi, bông y tế, nước muối sinh lý, máy hút sữa, sữa thanh và sữa gói, bình sữa, tã giấy hoặc bỉm sơ sinh, phích nước.
Đây chỉ là danh sách những món đồ cần thiết, bạn có thể thêm hay bớt tùy theo nhu cầu và tình huống cụ thể. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và sắp xếp để mẹ và bé có một trải nghiệm an toàn và thuận tiện trong giai đoạn
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tâm sự chuyện đi đẻ trong mùa dịch bệnh
Đại dịch Covid-19 đang càn quét khốc liệt trên địa bàn toàn quốc, trong tình hình lúc này ai cũng nên ở nhà, người đi làm thì làm việc work from home, người đi học thì học online tại nhà, người không có việc phải nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch cũng ngồi ở nhà trồng rau, thả cá cải thiện bữa ăn mùa dịch bệnh,… thế nhưng những bà bầu sắp và đang vượt cạn thì có muốn ở nhà cũng không được nên trong lòng có rất nhiều hồi hộp và lo lắng.
Em dâu mình có dự kiến sinh vào cuối tháng 8 tức là chỉ còn ít ngày nữa thôi là sẽ lên bàn đẻ. Tên cho con là Tuệ Anh có ý nghĩa: con là cô gái thông minh, xinh đẹp dù sinh ra trong thời kì dịch bệnh căng thẳng nhưng vẫn không kém phần dễ thương, đáng yêu đồng thời lan tỏa sự lạc quan tích cực tới với những người xung quanh mong họ được bình an mùa dịch.
Để chuẩn bị cho kì sắp nở sắp tới, em dâu mình phải làm hồ sơ sinh trước tại Bệnh viện Bạch Mai ở tuần thứ 30. Sau khi khám tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định em mình phải làm các xét nghiệm cần thiết gì, nộp tiền và lần lượt đi các phòng làm xét nghiệm theo hướng dẫn từ các y bác sĩ.
Một điểm khác khi đi làm hồ sơ sinh trong mùa dịch với mùa bình thường đó là bạn phải có giấy xét nghiệm Covid âm tính hiệu lực trong 24h -72h và đi tới phòng nào khám cái kiểm tra đầu tiên chính là tờ giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 này. Nếu không có thì sẽ không được vào khám. Như vậy ngoài tiền làm các xét nghiệm cần thiết để làm hồ sơ sinh thì bạn sẽ mất thêm tiền làm xét nghiệm Covid trước khi đi làm các xét nghiệm cần thiết nữa. Như trường hợp em mình mất khoảng gần 2,5 triệu vnđ.
Ở các lần khám tiếp theo theo lịch hẹn từ bác sĩ thì em dâu mình được dặn dò thêm là chuẩn bị tâm lý thoải mái, ít lo âu, đồng thời khi lâm bồn sẽ chỉ được một người thân nữa vào viện cùng. Điều kiện cho người đi cùng cũng phải được xét nghiệm Covid trước và kết quả âm tính.
Giờ ở nhà bố và em trai mình đang thu thập tất cả số điện thoại taxi gần nhà để chờ có dấu hiệu cái là bắt taxi đưa vào nhập viện luôn.
Một tâm sự đi đẻ mùa dịch khác là của bà chị họ con nhà bác mình. Chị vừa đẻ xong một bé trai tên ở nhà gọi là Bi. Trộm vía, em bé rất khảu khỉnh và may mắn là cả 2 mẹ con đều an toàn.
Theo chia sẻ vắn tắt của chị thì đi đẻ mùa này rất căng thẳng, bệnh viện hạn chế người ra vào, mọi người ai ra vào đều tuân thủ nguyên tắc 5K, đeo khẩu trang, đo nhiệt độ, rửa tay bằng nước sát khuẩn đầy đủ. Nếu không có hồ sơ sinh trước và giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong ngày thì rất có thể bạn sẽ phải đẻ trong phòng cách ly không người thân ở cùng và không có điều hòa máy lạnh.
Bạn sẽ phải chấp nhận việc đi đẻ mà không có ai tới thăm vì quy định giãn cách và số lượng người chăm bệnh bị hạn chế chỉ được một người đính kèm chăm sản phụ nên chỉ có mỗi chồng ở lại cùng chị, mẹ chồng đi taxi cùng đưa tới cổng viện cũng phải theo xe về. Tâm trạng lúc đó có hơi buồn tẹo nhưng mà không quan trọng nhiều nữa vì quan trọng nhất là mẹ tròn con vuông và cả 2 mẹ con được an toàn không bị lây nhiễm Covid trong cộng đồng là hạnh phúc nhất.
Thời gian chờ đợi em bé chào đời cũng đến và mọi việc được như ý nguyện, chị và bé đều được an toàn. Sau 2 ngày hồi sức và theo dõi tình hình tại bệnh viện thấy sức khỏe 2 mẹ con ổn định thì được bác sĩ cho phép xuất viện về nhà và không quên dặn dò tự cách ly tại nhà 7-14 ngày. Hạn chế người lạ tới thăm.
Danh sách đồ chuẩn bị đi sinh cho mẹ bầu sắp vượt cạn: nhanh, đủ, gọn và tiết kiệm
Theo kinh nghiệm của bản thân và những người chị em đã và đang chuẩn bị vượt cạn trong mùa dịch thì các mẹ bầu nên chuẩn bị giỏ đi sinh từ tuần thứ 34 thai kì cho cả mẹ và bé là vừa. Để nhanh gọn nhẹ và tiết kiệm nữa thì các bạn có thể làm theo danh sách sau:
1. Chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết
Khi đi đẻ, các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết bắt buộc phải có như:
- Chứng minh nhân dân
- Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm Quốc tế (nếu có).
- Hồ sơ sinh và hồ sơ thăm khám trong suốt thai kỳ (nếu có)
Đây là 2 loại giấy tờ cơ bản và cũng là quan trọng nhất để bạn có thể nhập viện và sinh con thuận lợi. Vì trong đợt dịch căng thẳng khó tìm chỗ in nên mỗi loại bạn nên phô tô sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí cho nhanh.
2. Danh sách trang phục của mẹ bầu
Để đơn giản là hạnh phúc bạn chỉ cần chuẩn bị:
- 1-2 bộ quần áo: Mặc dù có sẵn đồ bệnh nhân tại viện nhưng mẹ vẫn nên mang theo cho mình từ 1 – 2 bộ đề phòng đồ dơ chưa kịp thay hoặc đồ để mặc xuất viện. Trang phục mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút (thuận tiện cho bé bú).
- 1-2 đôi tất tay, tất chân: phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
- 3-5 cái bỉm người lớn: để mang vào phòng đẻ
- 10 – 20 cái quần lót giấy: 20 cái (vừa đủ kể cả khi mẹ sinh mổ)
- 1 cái mũ trùm
- Bông nút tai
- 10 cái băng vệ sinh mama loại dài để hút dịch sau sinh khi về phòng theo dõi.
- 1 cái khăn mặt mềm
- 1 cái áo choàng/ áo khoác để giữ ấm phòng khi phòng bật điều hòa hoặc bạn cảm thấy lạnh.
3. Danh sách đồ sơ sinh cho bé
Đồ đi sinh của mẹ là chuyện nhỏ nhưng chuẩn bị danh sách đồ sơ sinh cho bé mới thực sự là chuyện lớn với nhiều người bởi trước sinh hào hứng mua nhiều nhưng không phải đem đi tất cả. Theo đó, bạn chỉ nên bỏ những thứ thực sự cần thiết sau cho bé thôi nhé:
- Mũ đội đầu: 2 – 3 cái
- Tất tay, tất chân: 3 – 5 bộ
- Quần áo dài tay: 3 – 5 bộ
- Khăn quấn bé: 2 – 3 cái
- Khăn xô lớn lau bé khi tắm: 2 cái
- Khăn sữa (nhỏ): 5 – 10 cái
- Khăn ướt: 2 gói
- Rơ lưỡi: 5 – 7 cái
- Bông y tế: 1 gói nhỏ
- Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.
- Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú
- Sữa thanh, sữa gói phòng trường hợp mẹ chưa về sữa con đã muốn ăn: 5-10 thanh/gói.
- Bình sữa cho bé để pha sữa gói, sữa thanh: 1 bình
- Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 1 bịch (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).
- Phích nước: dùng để đựng nước sôi pha sữa cho con, hâm đồ ăn cho mẹ
- Bô/ thau/chậu nhỏ: dùng để đựng/ giặt/ rửa đồ mẹ & bé.
- Chăn mềm nhỏ: 1 cái
4. Danh sách đồ cần chuẩn bị cho bố
Ngoài việc đưa 2 mẹ con đi sinh, vác đồ cho 2 mẹ con, bố cũng phải chuẩn bị các đồ cần thiết gồm:
- Giấy tờ tùy thân
- Giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong ngày
- Tiền mặt (một khoản tiền khoảng 6 – 8 triệu đồng để đặt cọc viện phí, tiêu dùng cần thiết) hoặc thẻ ATM trong ví để có thể chi trả viện phí và các chi phí liên quan khác.
- Chuẩn bị một ít tiền lẻ dùng cho việc trả tiền gửi xe, mua nước,…Việc này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải chờ lấy lại tiền dư.
- Điện thoại, sạc dự phòng để có thể liên hệ với người nhà bất cứ khi nào để báo tin vui.
- Máy ảnh, điện thoại,… để lưu lại thật nhiều khoảnh khắc khi con chào đời.
- Dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu để bố thường trực bên 2 mẹ con thuận tiện hơn.
- Mang theo 1 đôi dép hoặc giày thoải mái để di chuyển dễ dàng và nhanh chóng trong viện.
- Nên đem theo một chiếc gối để chợp mắt phòng trường hợp một số bệnh viện không cung cấp dịch vụ ở lại cho người thân.
Trên đây là một vài tâm sự cùng danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho cả nhà, tùy theo nhu cầu và mức độ sử dụng của mẹ và bé mà danh sách, số lượng từng món có thể thay đổi. Giỏ đồ chuẩn bị đi sinh cho mẹ và bé coi như đã tạm ổn. Việc còn lại là mẹ cần chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể vượt cạn thành công, đón con chào đời bất chấp dịch bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết từ cổng thông tin so sánh giá Websosanh.vn!