Mèo đang nuôi bị sổ mũi khiến bạn lo lắng không biết nguyên nhân do đâu? Là biểu hiện của bệnh gì? Nên chữa trị hoặc dùng thuốc trị sổ mũi cho mèo loại nào cho hiệu quả? Mời bạn cùng Chợ Tốt tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Nhận biết các biểu hiện của mèo bị sổ mũi
Những con mèo khỏe mạnh sẽ có phần mũi ẩm nhẹ, mềm mại, không ướt. Khi mèo bị sổ mũi thì thường kèm theo các biểu hiện khác như hắt xì, bỏ ăn, mệt mỏi,… Những triệu chứng của mèo sẽ thay đổi khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
- Mèo bị sổ mũi nhiều thành giọt thì sẽ kéo theo tình trạng hắt xì liên tục.
- Nếu mèo bị sổ mũi, hắt xì nhưng vẫn thèm ăn và ăn uống bình thường thì có thể chúng đang bị dị ứng nhẹ.
- Những chú mèo lông dài thường có chiếc mũi nhỏ và ngắn hơn so với giống mèo lông ngắn. Vậy nên khi bị sổ mũi mèo lông dài sẽ dễ bị tắt mũi gây ra hô hấp khó khăn.
- Nếu mèo đang bị viêm mũi nặng thì nước mũi của chúng sẽ kèm theo mũ.
- Mèo bị sổ mũi kèm ho khan, hắt xì thì khả năng cao là chúng đang bị viêm phổi.
Những nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc sổ mũi cho mèo thì bạn cần xác định được nguyên nhân để điều trị hiệu quả hơn. Có nhiều lý do khác nhau khiến mèo bị sổ mũi như:
- Vì thời tiết thay đổi, khiến môi trường sống của mèo thay đổi làm chúng không kịp thích nghi dẫn đến sổ mũi.
- Khi môi trường sống của mèo thay đổi với độ ẩm cao, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến chúng nhiễm bệnh, bị sổ mũi kèm theo hắt xì.
- Mèo hít phải khí độc (dị ứng khí độc) hoặc có vật lạ kẹt ở mũi khiến mũi chúng bị mẫn cảm gây ra tình trạng sổ mũi liên tục.
- Mèo bị mắc các bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm phổi dẫn đến tình trang sổ mũi. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng trong nhà bật máy lạnh, nhưng mèo lại di chuyển ra ngoài trời rồi vào nhà liên tục dẫn đến sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ khiến mèo dễ mắc bệnh viêm phổi.
Mèo bị sổ mũi cho uống thuốc gì hiệu quả?
Khi mèo bị sổ mũi cho uống thuốc gì hiệu quả? Điều quan trọng trước tiên khi mèo bị sổ mũi là bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được kiểm tra bệnh tình. Bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về triệu chứng, biểu hiện của mèo từ khi bắt đầu mắc bệnh. Đồng thời cũng nên kê khai các tiền sử bệnh mà mèo từng mắc phải.
Việc dùng thuốc cho mèo bị sổ mũi hay bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dùng thuốc cho mèo bị số mũi dưới đây.
- Nếu mèo nhiễm trùng đường hô hấp trên dẫn đến sổ mũi thì nên dùng thuốc các loại thuốc gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, steroid,… Nên dùng thuốc phù hợp dựa theo nguồn gốc khiến mèo bị nhiễm trùng.
- Bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc trị sổ mũi cho mèo an toàn hiệu quả Siro Kids của Nhật Bản. Mỗi ngày nên cho mèo dùng 3 lần sau ăn với liều lượng như sau:
- Mèo từ 3 tháng – 1 tuổi: Dùng 5ml/lần
- Mèo từ 1 – 2 tuổi: Dùng 7.5ml/lần
- Mèo từ 2 – 6 tuổi: Sử dụng 10ml/lần.
Cách chăm sóc tại nhà khi mèo bị sổ mũi
Mèo bị sổ mũi thông thường sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, khi bị chảy nước mũi mèo sẽ cảm thấy khó chịu. Vậy nên khi thấy mèo sổ mũi bạn nên thực hiện theo cách chăm sóc như sau:
Bước 1: Xác định nguyên nhân khiến mèo sổ mũi
Đầu tiên bạn cần quan sát, theo dõi triệu chứng của mèo để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị hiệu quả.
- Quan sát xem mèo bị chảy nước mũi ở 1 bên hay cả 2 bên. Nếu chỉ bị chảy nước mũi 1 bên có thể là vì đang có dị vật kẹt trong mũi mèo.
- Kiểm tra xem mèo sổ mũi nước màu trong suốt, đỏ, xanh hay vàng. Nếu mũi mèo chảy nước màu đỏ thì có thể chúng đang bị nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc mắc phải một bệnh nguy hiểm nào đó.
- Xem xét phần mũi và mặt của mèo có bị sưng tấy hay không.
- Kiểm tra phần mắt mèo có bị tiết dịch hay không.
Bước 2: Thực hiện vệ sinh rửa mũi cho mèo
Khi phát hiện mèo bị sổ mũi thì bạn nên chú ý vệ sinh làm sạch mũi thường xuyên cho chúng. Để rửa mũi cho mèo bạn có thể thực hiện như sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý và miếng vải mềm để rửa mũi cho mèo.
- Nếu nghi ngờ mèo bị nhiễm nấm, virus thì nên dùng thêm thuốc nhỏ mũi chuyên dụng.
- Khi rửa mũi cho mèo bạn nên kết hợp kiểm tra xem bên trong mũi chúng có bị vướng dị vật gì hay không. Nếu thấy có dị vật thì bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để được xử lý kịp thời, an toàn. Hoặc có thể thử tự lấy dị vật trong mũi mèo tại nhà bằng cách: Dùng chậu nước nóng đặt ở trước mũi rồi lấy khăn phủ kín. Lúc này hơi nước nóng sẽ giúp lỗ mũi của mèo nở rộng để dị vật dễ thoát ra ngoài.
Bước 3: Cho mèo đi khám bệnh
Nếu bạn thấy mèo bị sổ mũi nước màu trong suốt, không nhiều thì có thể tự chăm sóc theo dõi tại nhà vài ngày. Nhưng nếu thấy triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn thì bạn nên đưa mèo đi phòng khám thú y để được chữa trị kịp thời, tránh tình trạng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Các bác sĩ thú y sẽ dựa vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể lấy mẫu dịch mũi của mèo gửi đến phòng thí nghiệm khi cần những thông tin khác. Nếu mèo gặp các vấn đề sức khỏe mãn tính thì bác sĩ sẽ thực hiện hội chẩn cùng các chuyên gia thú y.
Sau khi thăm khám xong bạn đưa mèo về nhà thì nên cho uống thuốc hoặc chăm sóc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này nhằm tránh gây ra biến chứng viêm xoang mũi, viêm mũi mãn tính.
Chia sẻ cách phòng tránh tình trạng mèo bị sổ mũi
Khi nuôi mèo bạn nên tham khảo một số cách phòng tránh tình trạng sổ mũi dưới đây.
- Nên thường xuyên làm vệ sinh mũi cho mèo. Đồng thời nên thường xuyên vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ cho mèo. Bởi vì mèo thường có thói quen liếm lông để tự làm sạch cơ thể. Vậy nên khi mèo bị chảy nước mũi mà liếm lông lông sẽ gây mất vệ sinh và có thể dẫn đến khả năng nhiễm bệnh nặng hơn.
- Khi phát hiện mèo bị sổ mũi nhẹ thì bạn không nên chủ quan. Tránh tình trạng biến chứng nặng khiến dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Quan sát và chăm sóc sức khỏe của mèo trong giai đoạn mới phát hiện bệnh là rất cần thiết. Nhằm để giúp kịp thời chữa trị tránh để gây ra biến chứng nặng, nguy hiểm không cứu chữa được.
- Bạn cần đảm bảo môi trường sống của mèo sạch sẽ, không có vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên vệ sinh, làm sạch dụng cụ ăn uống, ngủ, chơi, dụng cụ đi vệ sinh của mèo.
- Cho mèo ăn những thức ăn tươi mới, tránh sử dụng đồ ăn để lâu ngày, ẩm mốc. Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung để giúp mèo tăng sức đề kháng như: Sữa, vitamin,…
- Hạn chế cho mèo đi ra ngoài tự do, đặc biệt và những lúc thời tiết thay đổi.
Chợ Tốt hy vọng qua bài chia sẻ này bạn sẽ có được kiến thức hữu ích để nhận biết triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc và cách dùng thuốc trị sổ mũi cho mèo hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, nếu bạn yêu thú cưng và muốn tìm nơi mua bán mèo đẹp, chất lượng, giá tốt thì hãy truy cập ngay Chợ Tốt để tham khảo nhiều tin đăng hấp dẫn nhé.