“Giá sầu riêng leo thang: Doanh nghiệp khó kiếm trái càng ngày càng khó!”

#SầuRiêng #SốtGiá #DoanhNghiệp #TiềnGiang #BếnTre #TráiCây #TrungQuốc #HàngHóa #VụMùa #ĐắkLắk #HiệuQuảKinhTế #XuấtKhẩu

Ngày 5-11, một số vựa thu mua sầu riêng tại Tiền Giang báo giá thu mua sầu riêng Ri 6 tại kho lên mức 123.000 đồng/kg (loại 1 và loại 2); 106.000 đồng/kg (loại 3) và hàng dạt lên mức 50.000 – 60.000 đồng/kg.

Đối với sầu riêng Monthong, giá tại kho hàng loại 1 là 145.000 đồng/kg, loại 2 là 130.000 đồng/kg, cao hơn đến 30.000 – 40.000 đồng/kg so với 1 tuần trước đây, thời điểm Đắk Lắk vẫn còn hàng.

Bà Võ Bạch Lê, chủ thương hiệu sầu riêng Huỳnh Lâm – Lesvents (chuyên cung cấp sầu riêng cho các siêu thị và cửa hàng trái cây), cho biết do đang đầu mùa sầu riêng trái vụ ở miền Tây nên chỉ có một vài vùng ở Tiền Giang, Bến Tre có hàng thu hoạch.

“Cùng kỳ năm ngoái, giá mua ở vườn sầu riêng Ri 6 chỉ 70.000 – 80.000 đồng/kg, năm nay vọt lên 120.000 đồng/kg do Trung Quốc hút hàng. Là đơn vị chuyên doanh sầu riêng nhưng có ngày chúng tôi không mua được trái nào, nếu có chỉ được 1-2 tấn/ngày. Để duy trì hoạt động chúng tôi phải kinh doanh thêm một số loại trái cây khác” – bà Lê chia sẻ.

Cũng theo bà Lê, nếu tính đủ chi phí, lợi nhuận, sầu riêng bán lẻ nội địa loại 1 phải lên đến 200.000 đồng/kg và khoảng 600.000 đồng/trái – người tiêu dùng không mua nổi nên doanh nghiệp phải cắt lợi nhuận để ổn định hệ thống.

Đại diện 1 HTX tại Tiền Giang cũng xác nhận giá sầu riêng Ri 6 mua xô tại vườn hiện đã 120.000 đồng/kg, sầu riêng Monthong giá cao hơn khoảng 20.000 đồng/kg nhưng hàng rất ít.

“Chỉ trừ hàng dạt, sâu, nấm, bệnh, còn lại đều cân ký tính tiền. Sầu riêng hiện vẫn là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế nhất hiện nay” – đại diện HTX này khẳng định.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng sầu riêng tăng giá là điều đã dự báo trước khi vùng trồng lớn nhất là Đắk Lắk thu hoạch xong.

“Bây giờ chỉ còn vùng Gia Lai, diện tích bằng ¼ của Đắk Lắk và một ít sầu riêng trái vụ ở miền Tây. Nhu cầu giữ nguyên trong khi nguồn cung giảm nên giá tăng là điều dễ hiểu. Sắp tới có thể giá sẽ còn tăng tiếp. Như năm ngoái từng có đợt sầu riêng trái vụ tại vườn lên đến 200.000 đồng/kg” – ông Nguyên bày tỏ.

Theo ông Nguyên, xuất khẩu sầu riêng năm 2023 có thể đạt mức 2,5 tỉ USD khi đến tháng 10 giá trị xuất khẩu đã ở mức khoảng 2 tỉ USD. Thái Lan đã kết thúc vụ sầu riêng tươi năm 2023 với giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 3,5 tỉ USD.

Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/sau-rieng-lai-len-con-sot-gia-doanh-nghiep-co-luc-khong-mua-duoc-trai-nao-20231105092704409.htm

Ngày 5-11, một số vựa thu mua sầu riêng tại Tiền Giang báo giá thu mua sầu riêng Ri 6 tại kho lên mức 123.000 đồng/kg (loại 1 và loại 2); 106.000 đồng/kg (loại 3) và hàng dạt lên mức 50.000 – 60.000 đồng/kg.

Đối với sầu riêng Monthong, giá tại kho hàng loại 1 là 145.000 đồng/kg, loại 2 là 130.000 đồng/kg, cao hơn đến 30.000 – 40.000 đồng/kg so với 1 tuần trước đây, thời điểm Đắk Lắk vẫn còn hàng.

Bà Võ Bạch Lê, chủ thương hiệu sầu riêng Huỳnh Lâm – Lesvents (chuyên cung cấp sầu riêng cho các siêu thị và cửa hàng trái cây), cho biết do đang đầu mùa sầu riêng trái vụ ở miền Tây nên chỉ có một vài vùng ở Tiền Giang, Bến Tre có hàng thu hoạch.

Sầu riêng lại lên cơn sốt giá, doanh nghiệp có lúc không mua được trái nào - Ảnh 2.

Sầu riêng Ri 6 mua xô tại vườn đã 120.000 đồng/kg

“Cùng kỳ năm ngoái, giá mua ở vườn sầu riêng Ri 6 chỉ 70.000 – 80.000 đồng/kg, năm nay vọt lên 120.000 đồng/kg do Trung Quốc hút hàng. Là đơn vị chuyên doanh sầu riêng nhưng có ngày chúng tôi không mua được trái nào, nếu có chỉ được 1-2 tấn/ngày. Để duy trì hoạt động chúng tôi phải kinh doanh thêm một số loại trái cây khác” – bà Lê chia sẻ.

Cũng theo bà Lê, nếu tính đủ chi phí, lợi nhuận, sầu riêng bán lẻ nội địa loại 1 phải lên đến 200.000 đồng/kg và khoảng 600.000 đồng/trái – người tiêu dùng không mua nổi nên doanh nghiệp phải cắt lợi nhuận để ổn định hệ thống.

Đại diện 1 HTX tại Tiền Giang cũng xác nhận giá sầu riêng Ri 6 mua xô tại vườn hiện đã 120.000 đồng/kg, sầu riêng Monthong giá cao hơn khoảng 20.000 đồng/kg nhưng hàng rất ít.

“Chỉ trừ hàng dạt, sâu, nấm, bệnh, còn lại đều cân ký tính tiền. Sầu riêng hiện vẫn là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế nhất hiện nay” – đại diện HTX này khẳng định.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng sầu riêng tăng giá là điều đã dự báo trước khi vùng trồng lớn nhất là Đắk Lắk thu hoạch xong.

“Bây giờ chỉ còn vùng Gia Lai, diện tích bằng ¼ của Đắk Lắk và một ít sầu riêng trái vụ ở miền Tây. Nhu cầu giữ nguyên trong khi nguồn cung giảm nên giá tăng là điều dễ hiểu. Sắp tới có thể giá sẽ còn tăng tiếp. Như năm ngoái từng có đợt sầu riêng trái vụ tại vườn lên đến 200.000 đồng/kg” – ông Nguyên bày tỏ.

Theo ông Nguyên, xuất khẩu sầu riêng năm 2023 có thể đạt mức 2,5 tỉ USD khi đến tháng 10 giá trị xuất khẩu đã ở mức khoảng 2 tỉ USD. Thái Lan đã kết thúc vụ sầu riêng tươi năm 2023 với giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 3,5 tỉ USD.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *