Điện thoại sử dụng lâu sẽ xảy ra hiện tượng bám bụi ở các chân sạc, lỗ cắm. Nếu để như vậy trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho điện thoại, dễ làm tuổi thọ của điện thoại bị rút ngắn. Dưới đây sẽ là cách giúp cho các bạn ngăn chặn tình trạng đó, cùng nhau tìm hiểu cách vệ sinh chân sạc điện thoại qua bài viết dưới đây nhé.
Tại sao phải vệ sinh chân sạc
Chân sạc điện thoại bị bám bụi là chuyện rất thường xuyên xảy ra tuỳ vào cách các bạn sử dụng và giữ gìn điện thoại. Tình trạng chân cắm sạc điện bị bám bụi sẽ khiến cho việc sạc điện thoại bị ảnh hưởng, chập chờn, đôi khi bụi bẩn nhiều, hạt bụi to sẽ khiến chân sạc bị hỏng hoặc sạc pin không vào,…
Chính vì thế việc giữ cho chân sạc điện thoại sạch sẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên nhiều người vẫn không chú ý đến vấn đề này cũng như không biết làm thế nào để vệ sinh chân sạc điện thoại đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết chân sạc điện thoại bị bám bẩn
Chỉ cần nhìn bằng mắt thường ta có thể đánh giá được chân sạc có bị bẩn hay không. Thường các chân sạc điện thoại đều được làm bằng kim loại, và có một phần kết nối thiết kế dạng chân lightning.
Nếu như các bạn nhận thấy những phần này bị bám bẩn đen, không còn bóng sáng. Khi sạc pin sạc pin thì nguồn pin vào chập chờn không được nhạy thì đó là dấu hiệu cho thấy chân sạc của bạn đã bị bám bẩn, cần được vệ sinh.
Dụng cụ cần thiết để làm sạch chân sạc điện thoại
- Que nhọn hoặc tăm tre
- Dung dịch cồn và bông tăm
- Bình xịt khí nén
- Máy hút bụi mini
- Băng dính
Các cách vệ sinh chân sạc điện thoại hiệu quả
Dưới đây chúng tôi sẻ chia sẻ đến bạn một số cách để vệ sinh chân sạc điện thoại tại nhà hiệu quả.
Sử dụng băng dính để vệ sinh chân sạc điện thoại
Trong trường hợp bụi bám trên chân sạc không nhiều hoặc bạn muốn mọi thứ nhanh gọn tránh sử dụng nhiều món đồ lỉnh kỉnh hoặc không có các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng thì có thể cân nhắc phương pháp này.
Dùng một đoạn băng keo nhỏ, áp phần mặt kéo lên chân sạc điện thoại để độ sinh băng keo lấy đi bụi bẩn bám trên chân sạc.
Đây là cách làm rất hiệu quả nhất là đối với chân sạc iphone thì thao tác sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với chân sạc các thiết bị Android.
Làm sạch chân sạc bằng cồn và tăm bông
Để an toàn hơn thì bạn có thể sử dụng tăm bông và dung dịch chân để làm sạch chân sạc. Bạn chỉ cần thấm một ít cồn vào tăm bông rồi cho vào chân sạc, di nhiều lần để lấy sạch bụi bẩn.
Trong trường hợp tăm bông quá to không vừa lỗ sạc, bạn có thể dùng 1 ít bông gòn quấn xung quanh đầu que tăm rồi thấm cồn để sử dụng làm sạch.
Lưu ý khi dùng phương pháp này là khi thấm cồn bạn không nên thấm quá nhiều, sau khi vệ sinh xong để cồn tự khô.
Ngoài ra các bạn không nên thay cồn bằng nước bởi nước lâu khô, đôi khi xảy ra tình trạng đọng nước, ẩm, không tốt cho điện thoại của bạn.
Dùng bình khí nén
Đây cũng là một biện pháp làm sạch lỗ sạc hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian và dụng cụ lỉnh kỉnh. Những gì bạn cần là một bình xịt khí nén xịt trực tiếp vào chân sạc điện thoại để thổi bay bụi bẩn.
Trước khi dùng xịt trực tiếp vào điện thoại thì bạn nên thử lực ở bình xịt ở ngoài trước, xịt từ nhiều góc độ chứ không nên xịt từ 1 góc chính diện duy nhất nhằm để làm sạch các ngóc ngách của chân sạc.
Dùng máy hút bụi mini để làm sạch chân sạc
Máy hút bụi mini là một vật dụng rất hữu ích như làm sạch chân sạc, lỗ cắm tai nghe, bàn phím laptop, máy tính,…
Các sản phẩm máy hút bụi mini có thể tìm thấy rất nhiều trên các sàn thương mại điện tử với những rổ giá khác nhau từ bình dân đến cao cấp cho các bạn lựa chọn
Sử dụng máy hút bụi để làm sạc chân sạc thì quá đơn giản, bạn chỉ cần khởi động máy và đưa đầu hút vào phần chân sạc để làm sạch.
Với tình trạng vết bẩn lâu ngày không thể làm sạch, hoặc quá cứng đầu máy hút bụi không thể làm sạch được thì có thể tích hợp thêm phương pháp dùng tăm bông thấm cồn để vệ sinh chân sạc thật sạch.
Làm sạch chân sạc điện thoại bằng que nhọn
Nếu bạn cảm thấy bản thân có đủ sự khéo léo thì hoàn toàn có thể sử dụng các vật nhọn như tăm, ghim giấy,.. để lấy phần bụi bám bên trong chân sạc.
Nhưng nếu như không cẩn thận hoặc dùng lực quá mạnh để cậy những phần bụi bám cứng đầu thì bạn có thể đụng vào vạch tiếp xúc của chân hoặc làm gãy phần tiếp xúc và hư chân sạc.
Sử dụng phần mềm làm sạch cổng sạc
Vệ sinh chân sạc sạch sẽ nhưng không vệ sinh cổng sạc thì hiệu quả cũng không được trọn vẹn. Cơ bản cách vệ sinh giống như vệ sinh chân sạc nhưng các bạn còn có thể vệ sinh bằng cách sử dụng phần mềm.
Nghe có vẻ khá lạ lẫm với nhiều người nhưng đây cũng là một trong những cách hiệu quả để làm sạch chân sạc. Trong tình huống các bạn không có bất kì dụng cụ nào để làm sạch thì có thể áp dụng phương pháp này
Các phần mềm làm sạch chân sạc mà bạn có thể cân nhắc như Speaker cleaner, Sonic,…
Các phần mềm này sẽ tạo ra những chấn động rung, ở những tần sóng và cường độ thích hợp từ đó có thể làm các hạt bụi bám trên chân sạc rơi ra ngoài.
Phương pháp này có thể áp dụng để làm sạch loa, lỗ cắm tai nghe rất tốt, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc cách làm sạch này bên cạnh những phương pháp làm sạch vật lý đã nêu trên.
Mang ra cửa hàng điện thoại để vệ sinh chân sạc
Khi đã áp dụng tất cả những phương pháp trên mà vẫn không hiệu quả thì bạn nên đem ra các cửa hàng điện thoại để các chuyên viên thực hiện việc làm sạch chân sạc cho bạn.
Có rất nhiều trường hợp không phải bụi bám bẩn chân sạc mà có thể là có các dị vật khó lấy ra, bị kẹt cứng không nhúc nhích. Nếu như cố chấp dùng vật nhọn cậy hoặc cố cắm sạc điện thoại thì rất dễ xảy ra tình trạng hỏng chân sạc.
Ở các cửa hàng sửa chữa điện thoại luôn có những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng, đồng thời nhân viên ắt hẳn đều có chuyên môn hơn chúng ta nên họ biết phải xử lý tình huống này như thế nào.
Việc bạn cần làm là mang chiếc điện thoại của mình ra cửa hàng hoặc tiệm sửa chữa điện thoại để nhận được sự hỗ trợ.
Lưu ý khi vệ sinh chân sạc điện thoại Samsung
- Khi tiến hành vệ sinh chân sạc điện thoại tại nhà chúng ta cũng cần phải lưu ý một số chi tiết sau để tránh các tình trạng không mong muốn xảy ra:
- Không nên sử dụng các chất tẩy hoá chân nghiệp, những sản phẩm tẩy rửa vệ sinh có tính ăn mòn cao sẽ làm mất lớp phủ kim loại bên ngoài chân sạc.
- Khi sử dụng biện pháp làm sạch bằng vật nhọn cần hết sức lưu ý cả về thao tác lẫn lực khi tiến hành. Cần phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước, hư hỏng.
- Nhằm mục đích đảm bảo an toàn dữ liệu khi vệ sinh chân sạc, người dùng cẩn thận nên sao lưu các dữ liệu có trong máy và tắt nguồn khi tiến hành vệ sinh chân sạc cho thiết bị.
- Bên cạnh việc vệ sinh chân sạc và chân sạc điện thoại, các bạn cần quan tâm cả việc vệ sinh dây sạc điện thoại, củ sạc và toàn bộ thiết bị để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt nhất.
- Lưu ý thực hiện việc vệ sinh các lỗ cắm, chân sạc, chân sạc thường xuyên, định kỳ để duy trì trạng thái tốt nhất, ổn định nhất của điện thoại. Việc sạc điện thoại sẽ nhanh chóng và mượt mà hơn, giúp cải thiện tốc độ sạc, tránh tình trạng sạc chập chờn, không vào pin.
Trên đây là tổng hợp các cách vệ sinh chân sạc điện thoại, Chợ Tốt hy vọng sẽ có ích cho các bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo nhiều tin rao vặt mua bán điện thoại chính hãng, chất lượng được đăng tại Chợ Tốt mỗi ngày để dễ dàng chọn được dế yêu ứng ý cho mình.