Queen Mobile Blog

Những nguyên nhân khiến mèo bị đau bụng và cách chữa trị

Mèo bị đau bụng là căn bệnh nguy hiểm xảy ra khi mèo gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Người nuôi cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh này để chữa trị kịp thời. Mèo nhiễm bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chợ Tốt sẽ giúp người nuôi mèo cưng liệt kê những nguyên nhân, biểu hiện khi mèo nhiễm bệnh và cách chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân khiến mèo bị đau bụng

Mèo bị đau bụng
Nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị đau bụng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mèo bị đau bụng. Chợ Tốt sẽ chỉ ra nguyên nhân thường gặp nhất.

Mèo bị đau bụng do bệnh Hairballs – bệnh búi lông

Mèo cưng nào cũng có thói quen chải chuốt, liếm lông để bộ lông được bóng mượt, sạch sẽ. Trong quá trình thực hiện, một phần lông sẽ được mèo nuốt vào bụng. Lâu dần lông sẽ hình thành nên những quả cầu dạng to tròn hoặc búi lông hình trụ, hình ống.

Nếu búi lông quá nhiều, mèo không thể tiêu hóa thì sẽ nôn ra cùng thức ăn và dịch tiêu hóa. Mèo bình thường sẽ nôn ra khoảng 0 – 2 lần mỗi tháng. Nếu con số này lớn hơn thì người nuôi nên cho mèo đi kiểm tra sức khỏe.

Dấu hiệu mèo bị đau bụng bởi bệnh Hairballs là ho, thở khò khè. Để giảm lượng lông mèo ăn vào, người nuôi cần chải lông mèo thường xuyên, chải mỗi ngày nếu có thể.

Mèo bị đau bụng do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của mèo. Những nguyên nhân đau bụng liên quan đến chế độ ăn uống là:

  • Mèo đi lang thang bên ngoài và ăn đồ ăn thừa, rác thải nhiễm khuẩn và không phù hợp với cơ thể.
  • Thay đổi thức ăn đột xuất. Thay đổi loại thức ăn, dù là thức ăn và chế độ ăn lành mạnh hơn cũng là nguyên nhân khiến mèo bị đau bụng.

Mèo bị đau bụng do căng thẳng

Mèo là loài động vật nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Bất cứ thay đổi môi trường xung quanh như đổi nhà ngủ, đổi đệm nằm, đổi màu sắc ánh sáng, màu tường, chuyển nhà, đi chơi ngoài trời, đi du lịch… đều có thể khiến mèo lo lắng, căng thẳng. Những lo lắng này có thể làm mèo chán ăn, nôn mửa và tiêu chảy và đau bụng.

Mèo bị đau bụng do bệnh truyền nhiễm

Mèo nhiễm vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột như giun phổ biến ở mèo con. Mèo con bị đau bụng do hệ miễn dịch của chưa phát triển toàn diện, bệnh có thể chuyển hướng xấu nhanh, nghiệm trọng hơn so với mèo trưởng thành.

Mèo bị đau bụng do viêm đường tiêu hóa

Mèo bị đau bụng và những nguyên nhân thường thấy

Một số loại thức ăn có thể khiến mèo bị dị ứng, thậm chí là viêm ruột. Bệnh viêm ruột là hiện tượng đường tiêu hóa của mèo bị kích thích và viêm mãn tính. Các tế bào viêm xâm nhập vào thành của đường tiêu hóa, làm dày vào phá vỡ khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn của cơ quan này. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi mèo, tuy nhiên, xuất hiện nhiều nhất là ở mèo trung niên.

Bệnh viêm đường tiêu hóa phát sinh do sự tác động bất thường của hệ thống miễn dịch, chế độ ăn uống, quần thể vi khuẩn trong đường ruột và những yếu tố môi trường khác. Bệnh được phát hiện trên nhiều bộ phận của đường tiêu hóa. Nếu bệnh có trên dạ dày được gọi là viêm dạ dày. Bệnh có trên ruột non được gọi là viêm ruột. Bệnh có trên ruột già là bệnh viêm đại tràng…

😽 Tham khảo các bé Mèo đáng yêu, khỏe mạnh, tiêm chủng đầy đủ… đang được mua bán tại Chợ Tốt

6.000.000 đ

3 phút trước Quận 12

1.000.000 đ

4 phút trước Thành phố Thủ Đức

2.000.000 đ

10 phút trước Quận 7

3.000.000 đ

15 phút trước Thành phố Thủ Đức

6.000.000 đ

16 phút trước Quận Tân Bình

Mèo bị đau bụng do hóa chất hoặc tác dụng phụ của thuốc

Mèo thỉnh thoảng sẽ ăn một vài loại cỏ, cây xanh, hoa không phù hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đối với thuốc an toàn với mèo cưng, ví dụ thuốc kháng sinh được kê đơn bởi bác sĩ cũng có thể khiến mèo đau bụng. Đây được coi là tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng.

Mèo bị đau bụng do tắc ruột, táo bón

Tắc ruột là bất cứ thứ gì làm cản trở sự di chuyển của thức ăn, chất lỏng trong đường tiêu hóa hoặc ngăn cản nhu động ruột bình thường của ruột. Tắc ruột thường xảy ra khi mèo nuốt vật lạ như bóng trò chơi, tai nghe, các loại hạt cứng… Thức ăn ứ đọng trong ruột, dạ dày khiến bụng mèo căng, trướng đau.

Táo bón là hiện tượng mèo đi vệ sinh mà không ra phân, phân khô, cứng và to. Phân tích tụ trong cơ thể làm mèo thấy đau bụng, chán ăn, nôn mửa.

Những biểu hiện khi mèo bị đau bụng

Dấu hiệu nhận biết mèo bị đau bụng

Những dấu hiệu mèo bị đau bụng có thể thể hiện rõ ràng, đột ngột hoặc âm ỉ phát triển dần theo thời gian. Dưới đây là một số biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất mà người nuôi cần biết để nhìn được bệnh:

  • Nôn mửa.
  • Mèo kêu nhiều, kêu thảm thiết với âm thanh khác với trạng thái thường ngày.
  • Mèo gập người, bụng phình to và căng hơn thường ngày. 
  • Mèo phản ứng thái quá như gầm gừ, giãy, kêu nhiều hơn, cào cắn, khó chịu khi người chủ lại gần hoặc bế lên.
  • Mèo thay đổi hành vi so với thường ngày như: bơ phở, ủ rũ, nằm nhiều, gắt gỏng, lười vận động và trốn tránh cưng nựng.
  • Mèo bị đau bụng tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Chán ăn, bỏ ăn.
  • Sốt.
  • Giảm cân.

Mèo thường không có đầy đủ những biểu hiện này cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu người nuôi nhận thấy mèo nhà mình bị 1, 2 biểu hiện ở trên thì cần chú ý theo dõi sức khỏe mèo cưng để có phương án điều trị kịp thời, tránh kéo dài cảm giác đau khó chịu.

Điều trị bệnh mèo bị đau bụng

Chẩn đoán bệnh mèo bị đau bụng

Để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh của mèo, người nuôi nên đưa mèo cưng đến gặp bác sĩ thú y. Với trình độ chuyên môn và những trang thiết bị hiện đại, bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận và phương pháp điều trị tốt nhất. Khám bác sĩ thú y sẽ thông thường sẽ bắt đầu từ việc hỏi về những triệu chứng của mèo và tất cả những thứ gì mà mèo đã ăn, tiếp xúc. 

Sau đó, thực hiện khám sức khỏe toàn diện cho mèo như đo nhiệt độ, nhịp tim, máu… Từ đó sẽ lên kế hoạch xét nghiệm chẩn đoán. Các kiểm tra chẩn đoán phổ biến khi mèo đau bụng là:

  • Sờ, nắn các bộ phận vùng bụng và trên cơ thể.
  • Kiểm tra chất thải: phân, nước tiểu để tìm ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm máu về số tế bài máu, lượng đường, chất điện giải và chức năng cơ quan.
  • Chụp x-quang.
  •  Siêu âm.
  • Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm.
  • Thử nghiệm thực phẩm dị ứng.
  • Phẫu thuật, nội soi hoặc sinh thiết khi được chỉ định.

Tất cả những phương pháp kiểm tra chẩn đoán này không cần thực hiện cùng một lúc. Đôi khi, bác sĩ thú y chỉ cần sờ nắn kết hợp với nghe các triệu chứng là có thể đưa ra nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, người nuôi không cần lo lắng việc mèo bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những xét nghiệm xâm lấn tác động lớn đến cơ thể.

Điều trị bệnh mèo bị đau bụng

Sau khi chẩn đoán xong, cách chữa mèo bị đau bụng sẽ có ai hướng. Đầu tiên là điều trị hướng vào nguyên nhân cơ bản. Thứ hai là điều trị bằng chăm sóc hỗ trợ cần thiết. 

Điều trị hướng vào nguyên nhân cơ bản là sử dụng các phương pháp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ mèo bị táo bón có thể sử dụng thuốc xổ. Mèo bị tắc ruột thường phải phẫu thuật.

Cách chữa mèo bị đau bụng bằng chăm sóc hỗ trợ cần thiết là sử dụng bất cứ phương pháp gì để giảm triệu chứng, giúp mèo cưng được thoải mái hơn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ thú y sẽ đưa ra cách hỗ trợ và kê thuốc phù hợp. Những phương pháp điều trị chăm sóc hỗ trợ thường thấy là:

  • Dùng thuốc chống buồn nôn.
  • Dùng thuốc kháng axit, thuốc bảo vệ dạ dày, ruột.
  • Dùng thuốc giảm tiêu chảy.
  • Dùng chất kích thích ăn uống.
  • Truyền dịch để bù nước và điện giải.

Phòng bệnh mèo bị đau bụng

Có nhiều phương pháp để phòng bệnh mèo đau bụng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết cho mèo cưng của gia đình:

  • Đưa người bạn nhiều lông lá đến gặp bác sĩ thú y định kỳ để thực hiện các bài kiểm tra cần thiết, tiêm chủng, uống thuốc tẩy giun, phòng chống các loại ký sinh trùng khác trong cơ thể.
  • Cho mèo cưng ăn thức ăn cần bằng dinh dưỡng và chất lượng cao. Cần chú ý hạn sử dụng, độ tuổi sử dụng cho mèo. 
  • Nếu thay đổi thức ăn cần thực hiện từ từ. Mỗi ngày cho mèo ăn đồ mới trộn với đồ hiện tại và tăng dần lượng đồ mới theo từng bữa để cơ thể mèo từ từ làm quen. Nếu mèo thấy chán ăn, lười ăn đồ mới thì nên cân nhắc chuyển về đồ ăn cũ.
  • Hạn chế cho mèo cưng đi lang thang tự do bên ngoài nhà vì trong quá trình đó, mèo có thể ăn những đồ ăn lạ, mất vệ sinh gây đau bụng.

Chợ Tốt đã liệt kê những nguyên nhân gây bệnh mèo bị đau bụng, biểu hiện, cách chẩn đoán, điều trị và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, người nuôi sẽ có thêm những kinh nghiệm chăm sóc mèo tốt hơn. Và nếu bạn đọc đang có nhu cầu mua bán mèo, hãy đến với Chợ Tốt để có thể lựa chọn cho mình người bạn cưng nhiều lông lá phù hợp.

Exit mobile version