#MiềnNgượcTết #ĐặcSảnTết #LạpXưởngGácBếp #ThịtKhôGácBếp #NấmHươngRừng #MăngKhô #MiếnDongPhiaĐén #ẨmThựcViệtNam #SảnPhẩmTâyBắc
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Lạp xưởng gác bếp
Lạp xưởng gác bếp là đặc sản của vùng núi cao phía Tây Bắc như Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Lạp xưởng ở đây được làm từ thịt lợn băm nhỏ, sau đó trộn gia vị rồi nhồi vào một đoạn ruột lợn đã làm sạch. Hỗn hợp gia vị bao gồm mắc khén, hạt dổi, mắc mật….tẩm ướp cùng thịt, những loại gia vị này chỉ có ở vùng cao, bởi vì vậy mà vị lạp xưởng ở đây cũng rất khác so với những nơi khác.
Sau khi được nhồi thịt, lạp xưởng sẽ được mang đi phơi nắng rồi được hong khô trên bếp củi, bởi vậy mà người ta gọi là “lạp xưởng gác bếp”. Món này cứ để thế quanh năm trong nhà, không bao giờ bị hỏng hay bị mốc.
Thịt khô gác bếp Tây Bắc
Một trong những món ăn được rất nhiều người yêu thích hiện nay, không thể không nhắc đến thịt khô gác bếp của vùng Tây Bắc. Món ăn xuất xứ từ những tộc người Thái trên vùng núi cao Tây Bắc này đang ngày càng được phổ biến ở miền xuôi.
Món thịt khô gác bếp phổ biến là thịt lợn khô, thịt bò khô, thịt trâu khô, tuy nhiên, hầu hết các loại gia súc, động vật rừng như ngựa, nai, lợn đều có thể được làm thành thịt khô gác bếp. Thịt sau khi được lọc xương ra sẽ được thái thành miếng to bằng cổ tay, sau khi để khô sẽ được ướp gia vị, có thể là muối, ớt bột, gừng, tùy từng loại thịt khô mà lựa chọn gi vị tuy nhiên không thể thiếu mắc khén hay hạt dổi. Tiếp theo thịt sẽ được đem phơi nắng hoặc dùng hơi lửa và khói sấy cho khô.
Bạn có thể xé từng miếng thịt thành thớ nhỏ, sau đó chấm với tương ớt, vô cùng đậm đà và ngon lành.
Nấm hương rừng Điện Biên, Sapa
Nấm hương vô cùng phổ biến tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn thường dùng các loại nấm ngoại nhập, không rõ nguồn gốc, mùi vị không được ngon mà chất lượng cũng không được đảm bảo. Chính vì vậy, các loại nấm hương từ miền rừng núi như Điện Biên, Sa Pa hiện đang rất được các bà, các mẹ yêu thích và “săn lùng”.
Nấm hương rừng Điện Biên sau khi được hái tươi từ những cây trên rừng sẽ đem phơi khô bằng cách móc vào từng câu bằng lạt tre, tuy không được đẹp mắt cho lắm nhưng lại rất ngon, thơm, không nồng như những loại nấm khác. Từ nấm hương bạn có thể chế biến các món ăn như canh măng, giò xào… vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe.
Măng khô
Một bát canh măng nóng hổi ngày Tết có lẽ là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu măng không ngon, không thơm thì sẽ không thể có được món canh măng “để đời” được!
Ngoài các loại măng thường bán ngoài chợ, các bà các mẹ hiện nay cũng rất quan tâm đến các loại măng khô từ vùng cao như Tuyên Quang, Lao Châu, những loại măng này vừa thơm vị của núi rừng vừa không bị tẩm hóa chất.
Măng khô miền núi thường được chế biến từ những củ măng tươi hái trong rừng già, sau đó luộc và phơi khô bằng chính cái nắng miền cao nên đảm bảo không hề có hóa chất. Măng của người dân tộc nên nếu chú ý bạn sẽ thấy miếng to, miếng bé, không được đều nhau.
Miến dong Phia Đén, Cao Bằng
Ngày Tết nhiều người cũng rất thèm một bát miến dong để đổi vị sau những bữa ăn chỉ toàn bánh chưng hay kẹo ngọt. Miến dong ngon nhất có lẽ là miến dong Phia Đén, Cao Bằng. Miến ở đây được làm từ củ dong với màu đen đặc trưng, không sử dụng phụ gia hay chất bảo quản nên vừa dai, vừa ngon mà lại an toàn. Không chỉ có thế, sợi miến sau khi nấu để lâu không hề bị bở hay nát, vẫn vẹn nguyên được hương vị như ban đầu. Vào ngày tết, bát canh miến với nước dùng gà hay ăn cùng canh măng là một món ăn chống ngán lại no bụng mà có lẽ gia đình nào cũng có.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam
[ad_2]