Queen Mobile Blog

Cuộc đối đầu số 6 giữa Canon PowerShot SX500 IS và Nikon Coolpix L820: Cuộc chiến áy náy

#CanonVsNikon #ChấtLượngHìnhẢnh #CanonPowerShot #NikonCoolpix #ISO #SX500IS #L820 #PhânTích
#SX500ISvsL820 #HìnhẢnhSắcNét #MàuSắcSốngĐộng #DynamicRange #HiệuSuấtISO #ẤnTượng #GamMàuRộng

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Phân tích chất lượng hình ảnh

Chất lượng hình ảnh là một yếu tố rất quan trọng khi so sánh hai sản phẩm máy ảnh. Các máy ảnh siêu zoom, và thực sự hầu hết các máy ảnh có cảm biến nhỏ thì chất lượng ISO không cao. Với máy ảnh đời mới nhất như SX50 HS, chúng ta đều thấy rằng nó sở hữu những công nghệ cảm biến mới nhất, đặc biệt là công nghệ cảm biến BSI-CMOS cho phép nhiếp ảnh gia chụp ở ISO cao và có được kết quả như ý muốn. SX500 IS thì sử dụng cảm biến CCD trong khi Nikon L820 sử dụng BSI-CMOS. Vì vậy việc so sánh giữa hai dòng máy ảnh thực sự là một công việc thú vị, bởi vì cả hai đều có cùng độ phân giải và kích thước cảm biến.

So sánh độ nhạy sáng ISO của Canon Powershot SX500 IS và Nikon Coolpix L820 ở các mức độ khác nhau

ISO 100 (Canon) / ISO125 (Nikon) – Lưu ý rằng Nikon bắt đầu ở ISO125. Cả hai máy ảnh đều tạo ra hình ảnh đẹp với độ sắc nét cao và độ nhiễu thấp. Cả hai máy đều bị hiện tượng viền tím nhưng SX500 HS thì rõ nét hơn một chút. Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng ở đây cả.

ISO 200 – tại ISO 200, chúng tôi bắt đầu thấy một số thay đổi. Vùng tối của Canon bị nhiễu chroma, L820 thì có vẻ tốt hơn với độ nhiễu thấp hơn, tuy nhiên cả hai sản phẩm đều có hình ảnh rất sắc nét.

ISO 400 – kết quả cũng tương tự nhưng độ nhiễu lớn hơn. Nikon L820 thực sự gây ấn tượng, ở ISO 400 hình ảnh vẫn đẹp một cách đáng ngạc nhiên và tương đối rõ nét. Mặt khác, Canon cho thấy sự yếu kém về CCD của nó và hình ảnh của nó có độ nhiễu lớn hơn, tuy nhiên nếu thu nhỏ lại bạn vẫn có được một số bức ảnh đẹp, vì vậy nó không hẳn là quá tệ. Vì chúng ta đang tìm kiếm và phân tích hình ảnh ở phạm vi 100%, nên khi bạn phát hiện một vài vấn đề nhỏ, thì đó cũng không phải là vấn đề quá lớn. Bởi lẽ chúng ta sẽ không nhìn thấy những lỗi nhỏ nhặt ấy khi nhìn vào hình ảnh thu nhỏ.

ISO 800 – vẫn tương tự như ở ISO 400, Nion vươt trội hơn hẳn Canon. Nếu bạn quan tâm đến chất lượng hình ảnh và mong muốn làm một vài bản in lớn thì không nên chụp bằng Canon ở mức độ ISO 800. Tuy nhiên, những hình ảnh kích thước nhỏ vẫn khá ổn. Ví dụ như bạn muốn đăng tải một hình ảnh kích thước nhỏ trên Facebook, Twitter hoặc xem nó trên một màn hình 1920 × 1080 bạn vẫn có thể ti tưởng sử dụng Canon. Về Nikon thì chỉ có một từ để mô tả đó là: ẤN TƯỢNG. vùng mid-tone tương đối rõ nét, mặc dù vẫn bị nhiễu ở vùng tối. độ nhiễu thấp và hình ảnh vô cùng sắc nét.

ISO 1600 – hình ảnh ở SX500 trông không được đẹp, độ nhiễu cao. Mặt khác, L820 phản ứng cực kỳ tốt với ISO 1600, hình ảnh tuy vẫn bị nhiễu nhưng cho bản in nhỏ của nó có chất lượng khá tốt.

Tôi rất ấn tượng với hiệu suất ISO cao của Nikon L820. Nikon đã tuyên bố trên trang web của họ rằng máy ảnh tạo ra những bức ảnh tuyệt vời ngay cả khi chụp ở điều kiện ánh sáng thấp và tôi đã nhìn thấy rằng nó thực sự đúng. Tôi đã phân tích hình ảnh mẫu từ trang ephotozine.com. Hiệu suất ISO của Canon SX500 IS không ấn tượng bằng L820.

Mặc dù L820 vượt trội hơn ở độ nhạy sang ISO, nó không có nghĩa là hình ảnh Canon SX500 có chất lượng không tốt. Sx500 IS sở hữu độ ISO thấp là TUYỆT HẢO! – Sắc nét, có độ tương phản cao, rất sống động, chất lượng hình ảnh thực sự ấn tượng. Nikon L820 có hình ảnh tinh tế hơn, tuy không sống động bằng Canon nhưng độ sắc nét của nó thật đáng ngạc nhiên.

Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người sẽ yêu thích sự tái tạo màu sắc sống động hơn của SX500, và nó cũng có một dải dynamic rộng hơn. Canon Sx500 IS dường như tạo ra được những hình ảnh với gam màu rộng hơn

Nikon Coolpix L820 có một hiệu suất ISO cao vượt trội hơn và hình ảnh sắc nét hơn, nhưng Canon PowerShot SX500 IS lại có màu sắc đẹp hơn, phạm vi hoạt động rộng hơn. Hình ảnh của Canon SX500 HS sống động hơn, nhưng hình ảnh của L820 lại có màu sắc tinh tế hơn.

(còn tiếp)


Exit mobile version