#Dinhduongsosinh #Taobontrongsosinh #Chamsoccon #Mebe #Tinhyeuvaquanhetmecon #Chamsocsosinh #Kiengcanhotrongchamsoccon #Bacsinhikhoamauminhthsotao #Thucphamnhuantrang #Dinhdongmantio #Chamsocdungthoigiandieutobetr
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Với những người mới lần đầu làm cha mẹ, mỗi vấn đề trên con đều khiến họ vô cùng lo lắng, và đặc biệt là giai đoạn bé còn sơ sinh dưới 3 tháng tuổi vì các ba mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc con. Một trong những vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu là bé bị táo bón. Mặc dù vẫn cho con ăn uống đầy đủ như bé đi phân rất cứng, hay khóc khi đi vệ sinh hoặc là quá 1 tuần vẫn chưa đi vệ sinh.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón khá nhiều, và mỗi nguyên nhân, các mẹ cần có những biện pháp xử lý riêng, dưới đây là một số giải pháp khi trẻ sơ sinh bị táo bón.
1. Cho trẻ sơ sinh uống thêm nước
Ngoài việc cho con bú sữa mẹ, bạn có thể cho trẻ uống thêm chút nước. Việc có đủ chất lỏng giúp phân của bé trương nở hơn và di chuyển trong ruột dễ dàng hơn.
2. Đổi loại sữa công thức bé sơ sinh đang dùng
Nếu bé uống sữa công thức và bị táo bón, bạn hãy thử đổi sang loại sữa bột khác. Nếu không biết chọn loại sữa nào phù hợp với bé, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.
3. Nếu bé đã ăn dặm hãy bổ sung chất xơ vào chế độ ăn và thay đổi dạng thứ ăn
Nếu trẻ đã ăn dặm và việc bổ sung nước không thể làm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ, bạn hãy thử thay thế bằng các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng như rau lang, táo, mận hoặc lê. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp phân của bé trở nên mềm và dễ đi tiêu hơn. Tuy nhiên phương pháo này
Bạn chỉ nên cho bé uống nước trái cây và không thêm đường khi trẻ đã lớn hơn 4 tháng tuổi. Hãy cho trẻ uống với lượng từ 30 – 50ml nước trái cây pha với nước theo tỉ lệ 1: 1. Bạn hãy thử nhiều lần với lượng khác nhau để xem phản ứng của bé.
Nếu bạn muốn cho bé ăn thức ăn đặc, hãy thử cho bé ăn cháo đậu, mận, lê nạo hoặc xau nhuyễn… Không nên cho thức ăn có thể gây táo bón như chuối, cà rốt…
Ngoài ra, việc cho trẻ vận động đủ và ăn đúng giờ cũng góp phần hình thành thói quen đi tiêu tốt ở trẻ.
Tuy nhiên, sau khi đã sử dụng tất cả các biện pháp mà bé vẫn không đỡ táo bón thì các mẹ cần phải đưa con đi khám vì trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh bị táo bón có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… Do đó, bạn nên đưa con đến bệnh viện nếu đã áp dụng các biện pháp kể trên mà không hiệu quả hoặc bé đi phân có máu để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.
[ad_2]