#BệnhChântayMiệng #MẹoDângian #Chữabệnh #DânGian #ViRútEnterovirus #DấuHiệu #PhòngNgừa #ChữaNhanh #RauDiếpCá #ChanhMuối #Tỏi #BạcHà
Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Enterovirus gây ra. Bệnh này có thể lây lan từ người sang người qua đường tiêu hoá hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng và các bọng nước vỡ của người bệnh. Thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. #ĐịnhNghĩaBệnhChântayMiệng
Có một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ có thể bị bệnh chân tay miệng như: mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, nôn ói, run chân tay, đi đứng loạng choạng, giật mình, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Loét miệng, các bọng nước vỡ xuất hiện ở chân, tay, miệng. #DấuHiệu
Để phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ, nên vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng, rửa sạch đồ chơi và các vật dụng trong nhà, cũng như cách ly trẻ bị bệnh tại nhà. #PhòngNgừaBệnhChântayMiệng
Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng bằng rau diếp cá: Giã nát rau diếp cá và cho trẻ uống, hoặc tắm trong nước sôi có rau diếp cá. #RauDiếpCá #ChữaBệnhChântayMiệng
Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng bằng chanh muối: Chà xát chanh với muối, rửa sạch, cắt thành lát và ngâm trong mật ong. Uống chanh muối mỗi ngày để tăng sức đề kháng và tiêu diệt virus. #ChanhMuối #ChữaBệnh
Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng bằng tỏi: Dùng tỏi trong các món ăn hàng ngày cho trẻ, giúp kháng virus và kháng khuẩn. Hạn chế ăn các chất tanh như tôm, cá, mực. #Tỏi #ChữaBệnh
Mẹo dân gian chữa bệ
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Định nghĩa bệnh chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
2. Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng
Nếu nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh chân tay miệng, bạn có thể tham khảo qua các dấu hiệu sau để có nhận định khách quan, chính xác, kịp thời phòng ngừa và điều trị chân tay miệng tại nhà:
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, hay quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, run chân tay, đi đứng loạng choạng, bé ngủ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38 – 39 độ C.
- Loét miệng, xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3mm ở các vị trí chân, tay, miệng. Các mụn nước (bóng nước) này thường khó thấy vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét. Khi đó, các vết loét trên chân tay sẽ khiến vùng thương tổn trên da chân và tay của trẻ bị xót da, ngứa ngáy, đau đớn. Còn các nốt mụn nước xuất hiện ở niêm mạc miệng sẽ khiến trẻ rất đau đớn khi ăn và tăng tiết nước bọt.
Một số loại bóng nước xuất hiện trên chân, tay và niêm mạc miệng của trẻ dễ nhận biết như:
- Bóng nước từ 2-10mm màu xám, hình bầu dục.
- Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
- Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
Lưu ý: Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Nếu bé bị sốt cao liên tục không thể hạ được, người mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà, hay giật mình, vã mồ hôi nhiều, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân. Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè… Run tứ chi, run người, ngồi không vững, đi đứng loạng choạng… thì chứng tỏ bệnh chân tay miệng ở trẻ đã có biểu hiện khá nặng, bạn cần đưa bé tới bệnh viện để có phương án điều trị kịp thời.
3. Các biện pháp phòng ngừa bênh chân tay miệng ở trẻ
Theo như Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh hay thuốc điều trị chân tay miệng đặc hiệu. Nên bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây như sau:
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên và rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã bỉm cho trẻ có tiếp xúc với phân hoặc nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi cho bé cùng các vật dụng trong nhà, đặt trên sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà. Tuyệt đối không đứa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh để tránh lây lan bệnh ra diện rộng.
4. Cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà bằng 4 mẹo dân gian đơn giản mà cực hiệu quả
Với các gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nỗi lo của các bố mẹ là làm sao để chữa bệnh chân tay miệng nhanh hết cho con khi mà căn bệnh này rất nguy hiểm và đang có xu hướng tăng dần đều trong thời gian hiện nay. Nếu bạn cũng đang tìm cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả thì đừng bỏ qua 4 mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng nhanh hết sau:
4.1 Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng và chống viêm loét. Loại rau diếp cá này cũng được trồng phổ biến tại nhiều gia đình nên bạn có thể sử dụng để chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà khá hiệu quả và nhanh chóng.
Cách dùng rau diếp cá để chữa bệnh chân tay miệng: Giã nát rau diếp cá, cho vào nước sôi để ấm đủ tắm rồi tắm cho trẻ mà không cần tắm lại với nước lã. Sau đó dùng nước cốt nghệ thoa vào các vết mụn nước, lở loét, hoặc dùng gel nha đam thoa vào vùng thương tổn trên da.
Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá cho trẻ uống trong vòng 5-7 ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
4.2 Ngâm chanh muối để chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ
Chanh muối là thảo dược tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng. Bài thuốc dân gian chữa bệnh tay chân miệng với chanh muối khá hiệu quả và đã được nhiều người áp dụng. Do đó, bạn cũng có thể dùng mẹo dân gian này để áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng do bị chân tay miệng.
Cách ngâm chanh muối để chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ: Chọn chanh ngon, chà xát chanh với một chút muối 1-2 phút rồi đem rửa sạch, để ráo, cắt thành từng lát có độ dày khoảng 1/3 móng tay rồi cho chanh vào hũ ngâm với mật ong. Tỉ lệ ngâm cứ 3 quả ngâm với 500ml mật ong. Sau đó để hũ chanh mật ong trong tủ lạnh 3 ngày là có thể dùng được.
Cách dùng: Khi pha một ly chanh muối mật ong, bạn bỏ vào cốc 1/4 thìa cafe muối và 3-5 thìa chanh mật ong đã ngâm hoàn thành kèm với 150ml nước sôi. Khuấy đều lên chờ còn ấm thì cho bé uống mỗi ngày cho tới khi khỏi hẳn.
Lưu ý: không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
4.3 Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng bằng tỏi
Tỏi có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét. Đây cũng là loại gia vị có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét.
Cách dùng: Nên đập dập hoặc băm nhỏ chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó trẻ bị bệnh tay chân miệng khi điều trị bằng mẹo dân gian này cần hạn chế ăn các chất tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm trên có thể gây ngứa ở những vết loét do bệnh gây ra.
4.4 Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng bằng bạc hà
Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét nên cũng được ứng dụng để chữa bệnh chân tay miệng cho bé.
Cách dùng: Đun 1 nắm nhỏ bạc hà với 1 lít nước sau khoảng 15 phút thì gạn lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 chén rất tốt cho trẻ bị bệnh chân tay miệng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh chân tay miệng và các mẹo dân gian, cách chữa bệnh chân tay miệng nhanh hết cho trẻ bạn có thể tham khảo. Hãy áp dụng ngay các mẹo dễ làm và có sẵn nguyên liệu chữa bệnh trong vườn nhà để bệnh chân tay miệng của bé sẽ chóng khỏi!