#Chùmảnh #Cuộcsống #Dướidáybiểnsâu #Ấntượng #Tuầnquaqúa
Trong buổi phỏng vấn với phóng viên của tờ Avanews, nhiếp ảnh gia David Hall – người Canada – đã chia sẻ về sở thích của ông trong việc chụp ảnh dưới nước. Ông cho biết rằng, từ khi ông còn nhỏ, việc chụp ảnh dưới nước đã trở thành niềm đam mê của ông. Ông đã hoàn thành bộ ảnh đầu tiên vào những năm 1960 khi ông còn học tại trường Y. Kể từ đó, việc chụp ảnh dưới nước đã trở thành một thói quen của ông và ông đã sống với niềm đam mê này trong suốt hơn 50 năm qua.
Hy vọng bạn sẽ thích chiêm ngưỡng những tấm ảnh mới nhất của ông trong cuốn sách “Beneath Cold Seas” (Bên dưới đáy biển sâu). Cuốn sách này mô tả cuộc sống của các sinh vật dưới đáy biển Bắc Thái Bình Dương. Trong cuốn sách, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về đàn hải cẩu, các loài sứa, cá Irish chúa và nhiều sinh vật biển khác.
Hãy cùng nhìn ngắm đàn sư tử biển Steller, loài sứa bờm sư tử, các loài cá, hải quỳ và sứa đẹp mắt, nhưng cũng nguy hiểm, và thảm san hô với màu sắc tinh túy. Trong số các sinh vật biển khác, chúng ta cũng sẽ được chiêm ngưỡng những con cá ngụy trang hoàn hảo và cá hồi đỏ Sockeye.
Các loài sinh vật này là những nét đẹp độc đáo và kỳ diệu của thế giới dưới đáy biển sâu. Hãy cùng trải nghiệm cuộc sống dưới đáy biển thông qua những tấm ảnh đẹp này.
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chia sẻ với phóng viên của tờ Avanews, David Hall – nhiếp ảnh gia người Canada cho biết, chụp ảnh dưới nước bắt đầu như là một sở thích khi ông còn nhỏ. Vào những năm 1960 khi đang trong quá trình thực tập tại trường Y, ông đã hoàn thành bộ ảnh đầu tiên của mình mô phỏng lại cuộc sống bên dưới mặt nước. Sau đó, mọi thứ dần trở thành một thói quen, và ông đã sống với niềm đam mê của mình trong suốt hơn 50 năm qua. Hãy cùng chiêm ngưỡng những tấm ảnh mới nhất của ông, đồng thời cũng nằm trong một cuốn sách với tựa “Beneath Cold Seas” ( tạm dịch là “Bên dưới đáy biển sâu”) mô tả cuộc sống của các sinh vật dưới đáy biển Bắc Thái Bình Dương.
Một đàn sư tử biển Steller. Loài sư tử biển Bắc Thái Bình Dương trong thời gian qua đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà sinh vật biển do sự biến mất đột ngột không rõ nguyên do của chúng, dẫn tới thụt giảm đáng kể về số lượng loài.
Sứa bờm sư tử dùng những xúc tu của nó để tấn công một con cá Rockfish
Vẻ đẹp của sứa bờm sử tử dưới mặt nước. Đây cũng là một trong những loại sứa biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Các xúc tu của nó có thể dẫn tới tê liệt thần kinh trung ương, thậm chí gây chết người.
Hàng trăm con sên mũ trắng sinh hoạt quanh những nhánh tảo biển
Cua biển Thái Bình Dương bám vào một cụm rong biển
Một con hải cẩu đại dương bị gây sự chú ý bởi ống kính máy quay
Một đôi cá Mosshead warbonnet trốn dưới vỏ sò
Một con sứa đang đẻ trứng ngay dưới mặt nước phản chiếu khung cảnh bên trên
Loài cá Irish chúa nổi bật giữa những con hải quỳ trắng muốt
Hải quỳ và những cây nấm biển sở hữu màu trắng nổi bật và hình dáng ấn tượng có thể dễ dàng phân biệt so với thảm san hô nhiều màu sắc
Một loài thân mềm có tên khoa học là Frosted nudibranch trình diễn vẻ đẹp dưới đáy biển sâu
Một loài thân mềm khác có màu đỏ ấn tượng đang cố gắng không bị cuốn đi theo dòng nước
Thảm san hô và sát đáy biển là nơi kiếm ăn ưa thích của loài cá Irish chúa
Hàng trăm con sứa biển thuộc bộ Cross jellyfish tô điểm cho vẻ đẹp của vùng biển Thái Bình Dương lạnh lẽo
Thảm san hô là nơi tập trung của những vẻ đẹp tinh túy nhất tại vùng biển này. Trên ảnh là loài động vật thân mềm có những xúc tu với màu sắc rực rỡ gợi cho chúng ta về hình bóng tà áo dài thướt tha.
Loài cá có tên khoa học Artedius harringtoni, hay còn gọi là cá bống biển, có nguồn gốc tại miền Đông Thái Bình Dương. Giống cá này có thể ngụy trang, hòa nhập với môi trường xung quanh để trốn các kẻ săn mồi lớn hơn, đồng thời sở hữu khả năng sinh sản lưỡng tính độc đáo.
Một con bạch tuộc biển khổng lồ dễ dàng ngụy trang nhờ bám vào san hô
Sockeye salmon hay còn gọi là giống cá hồi đỏ. Chúng di chuyển một khoảng cách lên tới 1600 km từ các vùng nước ngọt tới đại dương khi trưởng thành, và sẽ quay lại vào mùa sinh sản. Thức ăn của chúng chủ yếu là các sinh vật phù du.
Sứa mặt trăng – một loài sứa khá phổ biến tại vùng biển Thái Bình Dương bên cạnh các con thuộc bộ Cross jellyfish
Những con san hô biển màu tím độc đáo
Loài cá chình có tên khoa học là Anarrhichthys ocellatus hay còn gọi là cá chình mặt sói, có thể dễ dàng tìm thấy tại vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương. Cá chình mặt sói khá nhút nhát. Là loài cá săn mồi nhưng chúng có xu hướng ẩn nấp và hiếm khi tấn công con người, mặc dù vết cắn của chúng được đánh giá là khá nguy hiểm.
Nguyễn Nguyễn