Độc nhất, bài viết sẽ bật mí về cấu tạo củ loa treble, bass và mid

#CấuTạoCủLoa #Treble #Bass #Mid #ÂmThanh #LoaRời #CôngNghệ Âm Thanh #GiảiTrí #CôngNghệ #LoaNhậpKhẩu #NgheNhạc

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Thông thường, một loa thùng sẽ bao gồm 3 tầng với 3 củ loa: loa treble, mid và bass, mỗi loa đảm nhận vai trò phát những âm thanh, tiếng động khác nhau nhằm mang tới tổng thể âm thanh hài hòa và hay nhất.

Mỗi củ loa đều có những cấu tạo riêng nhằm mang tới hiệu quả phát ra âm thanh tốt nhất.

Cụ thể cấu tạo của từng củ loa bao gồm các bộ phận như sau:

cấu tạo loa

– Khung sườn (Frame): Chức năng chính của bộ phận này đó là gắn các thành phần lại với nhau. Chất liệu làm khung sườn cho loa rời rất đa dạng, cao cấp thì có khung sườn làm bằng nhôm, phổ biến thì làm bằng sắt, đôi khi còn được làm bằng nhựa để giảm giá thành của loa. Khung sườn của loa rời là bộ phận để các nhà sản xuất loa khẳng định giá trị, đẳng cấp của loa của họ. Nó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa tuy nhiên nên tránh các loại khung sườn quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.

– Viền nhún (Surround, edge): Viền loa thông thường được chế tạo bởi chất liệu giấy với màng loa hoặc vải (xếp gấp lại) với chức năng chính là giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa bass. Người chơi audio có kinh nghiệm, tiếp xúc nhiều với loa rời khi nhìn vào bộ phận này có thể đánh giá được âm thanh đặc trưng của củ loa là như thế nào. Ví dụ như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho loa sub điện.

– Màng nhện (Spider, Damper): Màng nhện đóng vai trò như một cái lò xo trong củ loa rời, khi nhận được tín hiệu, nó di chuyển nhưng sau đó phải quay về vị trí cân bằng ngay lập tức để thực hiện những tín hiệu tiếp theo. Màng nhện sẽ quyết định đến chất lượng âm thanh cũng như độ bền củ loa bass rời theo thời gian. Nếu loa sử dụng với công suất cao và thời gian lâu, màng nhện sẽ bị lão hóa và âm thanh không còn rõ nét như ban đầu.

– Nam châm (Magnet): Trong củ loa rời, nam châm thường được cấu tạo với 3 loại phổ biến là Alnocol, Ferrite và Neodymium. Nếu giải thích rõ ràng về cả 3 loại nam châm này thì sẽ rất phức tạp và khó hiểu, vượt quá khuôn khổ của bài viết (sẽ được đề cập trong các bài viết sau). Các loại loa rời hiện nay được sử dụng Neodymium làm nam châm là phổ biến nhất, với giá thành và hiệu quả đảm bảo cho người chơi audio.

cu loa roi soundking nhap khau

Mặt trước của củ loa bass rời

– Cuộn dây đồng (Voice coll): Cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó, nó được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao. Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng.

– Dây quấn: Chất liệu thông dụng nhất của dây quấn thường sẽ là đồng, hoặc có thể là nhôm phủ lớp đồng bên ngoài. Một số loại loa rời cao cấp sẽ có dây quấn làm bằng bạc.

– Màng loa (Diaphragm): Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tạo của loa bass rời. Âm thanh sẽ được tạo ra bởi các loa con khi rung màng loa. Nó sẽ quyết định loa rời của bạn phát ra âm thanh hay hoặc dở tùy theo chất lượng màng loa. Các loại chất liệu giấy, nhựa, kim loại… là những loại phổ biến nhất được sử dụng để làm màng loa.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *