Chồng sinh con năm 2017: Hãy khám phá chế độ thai sản dành cho ông bố

#Chế_độ_thai_sản_cho_chồng_năm_2017: #Các_mẹ_đã_biết_chưa?
#Chế_độ_thai_sản_cho_chồng: #mới_mẻ_nhưng_đáng_biết
#Vợ_sinh_con_chồng_được_nghỉ_bao_lâu? #Tìm_hiểu_ngay!
#Chế_độ_thai_sản_dành_cho_ông_chồng: #Thông_tin_chi_tiết_đây
#Chồng_có_thể_được_hưởng_chế_độ_thai_sản_như_thế_nào? #Tìm_hiểu_ngay!
#Bảo_hiểm_thai_sản_cho_ông_chồng: #Lợi_ích_đáng_kể
#Hồ_sơ_hưởng_chế_độ_thai_sản_cho_chồng_năm_2017: #Cách_thực_hiện_chi_tiết
#Thông_tin_về_chế_độ_thai_sản_cho_chồng: #Cần_biết_ngay

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Các chế độ thai sản đối với những mẹ sinh em bé tham gia bảo hiểm xã hội đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên chế độ thai sản đối với những ông chồng thì lại là một khái niệm khá mới mẻ và nhiều bậc cha mẹ chưa nắm rõ khi sinh con.

Vậy cụ thể người chồng được hưởng những chế độ gì khi vợ sinh con? Dưới đây, Websosanh sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Chế độ thai sản cho chồng năm 2017

Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày?

Trước đây, theo luật thì chỉ người phụ nữ khi sinh con sẽ được nghỉ 6 tháng, Trước đây chưa quy định chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con. Tuy nhiên từ ngày 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực, các vấn đề về chế độ thai sản của lao động nam sẽ được điều chỉnh bởi văn bản này.

Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 5 ngày làm việc;

b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Như vậy số ngày chồng được nghỉ phép khi vợ sinh con phụ thuộc vào số con trong lần sinh của vợ cũng như hình thức sinh con là đẻ thường hay mổ đẻ.

Xem thêm Chi phí sinh để các bệnh viện tại Hà Nội

Chồng được hưởng trợ cấp bao nhiêu từ chế độ thai sản khi vợ sinh con?

Theo quy định, chỉ có người vợ được hưởng trợ cấp khi sinh con. Tuy nhiên, đối với trường hợp CHỈ CÓ CHỒNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI thì người chồng cũng được hưởng tiền trợ cấp thai sản, cụ thể:

Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 31 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016: Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH thì mức tiền hưởng trợ cấp thai sản của chồng bằng hai tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.

Xem thêm Có nên mua bảo hiểm thai sản khi đã có bảo hiểm y tế

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng năm 2017

Để được xét duyệt nghỉ trong thời gian vợ sinh con, cũng như hưởng trợ cấp tiền thai sản trong trường hợp vợ không có BHXH thì các lao động nam có thể làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với nam khi vợ sinh con như sau;

“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.”

Theo đó thì tùy vào trường hợp vợ bạn sinh thường hay sinh mổ, sinh non thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ khác nhau.

– Sinh thường: Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con. Trường hợp nộp giấy chứng sinh phải bổ sung thêm bản sao giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng.

– Sinh mổ hoặc sinh non (sinh con dưới 32 tuần tuổi):

+ Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con

+ Giấy xác nhận sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi của cơ sở y tế.

Thời gian và nơi nộp hồ sơ được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.”

Như vậy, trong khoảng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn phải nộp những giấy tờ trên cho người sử dụng lao động để được giải quyết chế độ.

Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã có thể hiểu rõ hơn về chế độ thai sản đối với nam giới, và cho mình những kinh nghiệm để thực hiện chế độ nghỉ thai sản khi vợ sinh con.

Xem thêm Mua bảo hiểm thai sản hãng nào tốt nhất

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N


This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *