Tại sao con trai thích mặc màu xanh trong khi con gái lại thích mặc màu hồng? Ít nhiều chắc chắn ai cũng từng tự hỏi về điều này. Nhưng liệu có phải đó là sở thích, phong cách hay đơn giản là một “văn hóa”? Vào năm 2007, hai nhà thần kinh học tại Đại học Newcastle ở Anh đã tiến hành một thí nghiệm liên quan đến sở thích màu sắc giữa nam và nữ. Kết quả thu được đã cho thấy một cơ sở sinh học trong sở thích màu sắc giữa hai giới.
#SởThíchMàuSắc
#GiớiDiễnGiới
#VănHóaMàuSắc
Chắc chắn là bạn đã từng làm điều đó ít nhất một lần trong đời – phán đoán qua màu sắc. Vậy, tại sao con trai lại hay mặc đồ màu xanh, trong khi con gái lại thường gắn liền với màu hồng? Đó là sở thích, là phong cách hay là “văn hóa” của con người?
Việc phân biệt một bé trai hay bé gái không chỉ dựa vào đặc điểm cơ thể của các bé mà đôi khi bạn còn dựa vào chúng mặc màu gì. Nếu bạn nhìn thấy một em bé, có thể bạn sẽ dựa vào tấm chăn, chiếc áo hay cái mũ mà bé đội để “phán đoán” giới tính của đứa trẻ.
Nếu em bé mặc một chiếc áo màu hồng hẳn bạn sẽ vui vẻ và nói với mẹ của cháu bé rằng “ôi, con bé xinh quá”, còn nếu bạn nhìn thấy một em bé mặc một chiếc áo màu xanh, có lẽ bạn sẽ khen bằng cách nói “ôi, thẳng bé kháu khỉnh quá!”
Tại sao con gái lại thích điệu đà với màu hồng?
Chắc chắn là bạn đã từng làm điều đó ít nhất một lần trong đời – phán đoán qua màu sắc. Vậy, tại sao con trai lại hay mặc đồ màu xanh, trong khi con gái lại thường gắn liền với màu hồng? Đó là sở thích, là phong cách hay là “văn hóa” của con người?
Câu hỏi này là chính xác những gì hai nhà thần kinh học làm việc tại Đại học Newcastle ở Anh đã tìm cách trả lời. Các bác sĩ Anya Hurlbert và Yazhu Ling đã làm một thí nghiệm liên quan đến sở thích màu sắc giữa những người đàn ông và phụ nữ. Và tạp chí Current Biology đã công bố kết quả của thí nghiệm vào 21 tháng 8 năm 2007.
Hai nhà thần kinh học đã khảo sát trên 206 đối tượng của cả hai giới trong độ tuổi từ 20 và 26. Trong 206 người, hầu hết là người Anh và có thêm 37 người là Trung Quốc. Thí nghiệm được thực hiện như sau: Đầu tiên, các đối tượng trong cuộc thí nghiệm (người Anh) ngồi trước một máy tính và hai hình chữ nhật có màu sắc khác nhau được chiếu lên màn hình. Để phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này, các nhà thần kinh học đã chia quang phổ màu sắc thành hai nửa, màu đỏ – xanh lá cây và màu xanh – vàng. Các hình chữ nhật đã được sắp xếp vào hai loại này.
Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia nhanh chóng chọn ra hình chữ nhật mà họ ưa thích, và sau đó máy tính chuyển sang một tập hợp các hình chữ nhật. Những phát hiện từ các thí nghiệm cho thấy rằng những người đàn ông và phụ nữ đều ưa thích màu xanh ra của tập hợp các màu sắc cơ bản.
Khi pha trộn màu sắc để lựa chọn, số đông nam giới cho thấy họ thích hỗn hợp màu sắc xanh. Trong khi đó những phụ nữ khi được yêu cầu lựa chọn màu sắc hỗn hợp, họ có xu hướng không thích màu xanh nữa mà chuyển dần về phía đỏ của quang phổ, đó là màu như hồng hay màu hoa tử đinh hương. Các nhà khoa học đã kết luận rằng sự phân biệt lâu nay của sở thích màu sắc giữa các giới tính đã có một cơ sở thực tế.
Con trai lại rất thích mặc đồ màu xanh!
Nhưng tại sao? Có lẽ nào kết quả này là do những người tham gia được giáo dục trong một nền văn hóa mà con trai thường mặc màu xanh còn con gái thường mặc màu hồng? Hay nói cách khác, sở thích màu sắc của các giới tính được sinh ra do môi trường hay do bản năng màu sác của con người?
Câu hỏi này cũng là lý do mà người Trung Quốc được chọn lựa để tham gia vào cuộc thí nghiệm của các nhà thần kinh học. Liệu rằng người Trung Quốc có khác người Anh ở “sở thích màu sắc”? Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm với cách tương tự đã làm với người Anh, kết quả thu được ở cả Anh và Trung Quốc là hoàn toàn tương đồng. Các cô gái đều thích những màu sắc đi dần về phía màu đỏ của quang phổ.
Cuộc thí nghiệm này đã chứng minh cho quan điểm rằng sở thích màu sắc giữa các giới có một cơ sở sinh học hơn là do văn hóa. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể bổ sung tính xác thực của kết luận này bằng một phiên bản sửa đổi các bài kiểm tra dành cho trẻ con. Lý do là bởi vì, sở thích của trẻ con là bẩm sinh và chưa có một tác động gì từ môi trường.
Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn đó – tại sao lại có một sự phân biệt giữa nam và nữ về sở thích màu sắc? Các bác sĩ Hurlbert và Ling cho rằng lý do sẽ được tìm thấy trong quá khứ xa xôi của nhân loại.
Nếu muốn biết thêm về nguồn gốc xa xưa của nguyên nhân con gái thích màu hồng còn con trai thích màu xanh hãy đọc phần tiếp theo của bài báo!
(còn nữa)
Hương Giang
Theohowstuffworks.com
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam