#Sơcứu#Giữtínhmạng#Ngườiưỡnghoáchấtđộc#Cứunhầm#Cáchxửlý#Nguyhiểm#Vậtđơn#Bảohành#Thiênnhiên#Yhọctựnhiên#Vượtkhóakinhnalượng#Sứckhỏe#Bệnhđộc#Chiềuhướng#Biệnpháp#Hạpvànhững#Đềxuất#Thựchiện#Cấpnghệ#Anđinh#Bệnhtình#Truyềnthông#Cứuôi
Websosanh – Vậy khi phát hiện ra người uống nhầm phải chất độc cần phải làm gì? Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, không kịp thời có thể để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Khi không cẩn thận trong việc bảo quản các loại thuốc hoặc hóa chất độc dễ khiến nhiều người sử dụng nhầm hoặc nguy hiểm hơn là uống nhầm. Những loại thuốc chứa biệt dược cũng như hóa chất độc sẽ có tác dụng ngay lập tức gây nguy hiểm tính mạng cho con người.
Những đối tượng thường gặp phải tình huống này đa phần là trẻ em hoặc người già. Thậm chí, ngay trong các chương trình tạp kĩ người thực hiện các trò mạo hiểm cũng có thể gặp phải. Vậy khi, phát hiện ra người uống nhầm phải chất độc cần phải làm gì? Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, không kịp thời có thể để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Và thuốc có độc tính mạnh có thể gây co giật, hôn mê, uống nhầm thuốc có tính kích thích dạ dày gây đau bụng, nôn mửa. Uống nhầm thuốc giảm đau, kháng sinh có thể gây tổn hại tới hệ thống tạo máu…
Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp mọi người biết cách xử trí trong tình huống đó để giữ được an toàn và mạng sống cho nạn nhân.
1. Tìm hiểu xem người bệnh uống nhầm loại thuốc gì?
Đây là việc rất quan trọng bởi lẽ người sơ cứu cần biết nạn nhân đã uống phải loại hóa chất với liều lượng bao nhiêu vì từng loại thuốc, hóa chất sẽ cho thấy các biểu hiện lâm sàng cũng như cách xử lý khác nhau. Để dễ nhận biết điều đó, người sơ cứu có thể căn cứ vào vỏ thuốc để bên cạnh người uống nhầm để có cách xử lý kịp thời và báo cho bác sỹ biết khi nhập viện cấp cứu. Cần mang theo vỏ loại thuốc (hoặc chai hóa chất) mà người bệnh đã uống nhầm khi đến cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác…
2. Cách sơ cứu
Việc này cấn tiến hành khẩn trương và ngay tại chỗ bởi nếu đem đến viện cấp cứu sẽ mất một thời gian dài, khi đó thuốc hoặc hóa chất sẽ ngấm vào cơ thể và gây tác hại rất lớn đến nạn nhân. Tùy vào từng loại thuốc, chất độc mà có cách xử lý khác nhau.
– Uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa:
Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người sơ cứu không được gây nôn cho người bệnh. Nếu gây nôn khi hóa chất được đưa ra ngoài không cẩn thận sẽ tràn vào khí quản làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản, thậm chí còn khiến nạn nhân bị viêm phổi do các hóa chất xâm nhập được vào đường hô hấp.Trước khi đưa nạn nhân tới bệnh viện nên cho người bệnh uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây hiện tượng bỏng rát trong cổ họng. Cho người bệnh uống nước từ từ nhằm tránh sặc nước đề phòng việc gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.
– Uống nhầm thuốc:
Khi biết nạn nhân uống nhầm thuốc cần giữ người đó ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản, tránh đặt nạn nhân ở tư thế nằm để chất nôn, dịch tiết hay nước không chảy vào khí quản gây tắc thở.
Nếu nạn nhân đang tỉnh, bất kể là uống nhầm loại thuốc gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng, đồng thời cho người đó uống nhiều nước ấm và tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp nạn nhân đã bị hôn mê, co giật thì không nên gây nôn mà đưa ngày tới bệnh viện để bác sĩ cấp cứu, giải độc.
– Uống nhầm thuốc diệt cỏ:
Cần phải gây nôn cho nạn nhân càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu cần cho uống nước và gây nôn bằng cách móc họng. Nếu có thể cho uống thêm siro ipeca từ 10-15ml cho trẻ em và 30ml cho người lớn để gây nôn. Khi cho nạn nhân nôn ra cần để đầu của người đó thấp để tránh sặc lại vào phổi hoặc đặt nạn nhân nằm nghiêng.
Sau khi đã cho nạn nhân nôn ra có thể cho họ uống một trong các loại thuốc sau để giảm hấp thụ chất độc vào cơ thể: than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho người đó uống, hoặc uống đất sét để hấp thụ chất paraquat. Rồi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để kịp cấp cứu.Cuối cùng, sau sơ cứu ban đầu tại nhà, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ điều trị. Cần nhớ mang theo vỏ của loại thuốc hoặc hóa chất mà người đó uống nhầm để có hướng điều trị nhanh chóng và đúng nhất.
T.T
(Tổng hợp)
[ad_2]