Những câu nói đáng nhớ từ những nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới

Những câu nói nổi tiếng của các nhiếp ảnh gia vĩ đại thế giới sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nghệ thuật nhiếp ảnh và cảm nhận được tinh thần sáng tạo của họ. Hãy để những trích dẫn này truyền cảm hứng và động viên bạn trên con đường trở thành một nhiếp ảnh gia xuất sắc như họ! #nhiếp ảnh #câu nói #cảm hứng #sáng tạo #nghệ thuật #nhiếp ảnh gia

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]

Ngoài kho tàng nhiếp ảnh đồ sộ, các nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong lịch sử còn để lại những câu nói để đời. Chúng không chỉ là những câu nói hay mà còn có thể trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động viên, nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia sau này.

Không chỉ có ảnh, những câu trích dẫn của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới cũng truyền cảm hứng cho thế hệ đi sau.

Những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong lịch sử vốn được biết đến với những bức ảnh sống mãi với thời gian. Nhưng không chỉ có vậy, những cách thức chụp ảnh, quan niệm về nhiếp ảnh đầy sáng tạo của họ còn tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia sau này, góp phần không nhỏ trong việc định hình phong cách chụp ảnh ngày nay.

Dưới đây là 30 trích dẫn được biết đến nhiều nhất từ các nhiếp ảnh gia vĩ đại trên khắp thế giới, từ đủ mọi quốc gia, mọi lĩnh vực, cả những người đã mất và những thế hệ trẻ hiện tại do trangPentapixelbình chọn.

“Trong nhiếp ảnh, hiểu con người quan trọng hơn là hiểu máy ảnh”

Đây là câu nói nổi tiếng của Alfred Eisenstaedt. Alfred Eisenstaedt (1898 – 1995) chính là nhiếp ảnh gia người Đức nổi tiếng với bức ảnh “Nụ hôn trên quảng trưởng thời đại” nhân ngày Nhật Bản đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945.

Bức ảnh nổi tiếng

“Trong nhiếp ảnh có những khoảnh khắc tinh tế đến mức nó trở nên thật hơn cả bản thân thực tại đó”

Đây là lời chia sẻ đầy thấm thía của Alfred Stieglitz. Alfred Stieglitz (1864 – 1946) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được toàn thế giới công nhận là một trong những người tiên phong của nhiếp ảnh hiện đại.

“Tôi nghĩ rằng nội dung cảm xúc của một bức ảnh là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là kỹ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều bức tôi thấy thường thiếu đi yếu tố cảm xúc có thể tác động tới người xem hay làm cho họ nhớ chúng”

Sau bao năm theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh gia, Anne Geddes đã rút ra được kết luận đầy ý nghĩa này. Anne Geddes (1956) là nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức ảnh độc đáo và phong cách về các em bé lồng trong các loại hoa, rau, củ, quả.

Chân dung nhiếp ảnh gia Anne Geddes

“Máy ảnh làm bạn quên rằng chính bạn đang hiện diện ở sự kiện đó. Không phải là bạn đang ẩn mình trong sự kiện và mải mê tìm kiếm cái gì đó để chụp, mà bạn cần nhớ rằng mình cũng là một phần của sự kiện”.

Đây là những lời chia sẻ từ đáy lòng của Annie Leibovitz. Bà sinh năm 1949 và là một nhiếp ảnh gia chân dung người Mỹ với kinh nghiệm 10 năm làm trưởng ban ảnh của tạp chí Rolling Stone.

“Chỉ cần 12 bức ảnh đẹp trong một năm cũng đã được coi là có một mùa ảnh bội thu”

Câu nói này là chia sẻ rất hài hước của Ansel Adams. Ansel Adams (1902 – 1984) là một trong những nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng với những bức ảnh đáng giá được biết đến trên toàn thế giới.

Chân dung nhiếp ảnh gia Ansel Adams

“Trong nhiếp ảnh, không có bóng tối nào không thể sáng soi”

Đây là câu nói nổi tiếng của August Sander. August Sander (1876 – 1964) là nhiếp ảnh gia người Đức chuyên ảnh chân dung và ảnh tư liệu. Ông được coi là một trong những nhiếp ảnh gia Đức quan trọng nhất của thế kỷ 20.

“Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”

Berenice Abbott (1898 – 1991) – nhiếp ảnh gia người Mỹ có 60 năm tuổi nghề là người đã nói điều này. Ông được biết đến như là một chuyên gia với những bức ảnh kiến trúc đen trắng của thành phố New York (Mỹ).

Ảnh phong cảnh có thể xuyên qua mọi biên giới chính trị và quốc gia, vượt qua mọi sự hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa”

Đây là câu nói nổi tiếng lúc sinh thời của Charlie Waite. Charlie Waite (1949) là nhiếp ảnh gia danh tiếng người Anh từng đoạt giải thưởng về thể loại ảnh phong cảnh. Ảnh của ông nổi danh nhờ sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng râm tạo nên những đường nét ấn tượng đẹp như tranh.

Một bức ảnh được chụp tại Pháp của Charlie Waite

“Một bức ảnh là một bí mật của bí mật. Nó càng thể hiện nhiều, bạn càng biết ít”

Câu nói này là đúc kết suốt một đời của Diane Arbus. Diane Arbus (1923 – 1971) là nhiếp ảnh gia tư liệu nổi tiếng với những bức ảnh chụp những con người vốn ít được chú ý (những người ngoại cỡ, tý hon, xấu xí…).

“Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là nhìn, mà là cảm. Nếu bạn không thể cảm nhận được những gì bạn đang nhìn, thì bạn sẽ không thể nào làm cho người xem cảm nhận bất cứ điều gì khi họ nhìn vào bức ảnh của bạn”

Đây là những lời tâm huyết của Don McCullin. Don McCullin (1935) là nhiếp ảnh gia tư liệu nối tiếng với những bức ảnh chiến tranh cũng như ảnh đời sống đô thị chuyển mình.

Chân dung của Don McCullin

“Biết trước bức ảnh sẽ chụp có nghĩa là bạn chỉ chụp ảnh bằng định kiến của riêng mình, vốn rất hạn chế và thường thất bại”

Câu nói này là của Dorothea Lange (1895 – 1965) – phóng viên ảnh nổi tiếng nhờ những bức ảnh được chụp vào thời kỳ đại suy thoái kinh tế tại Mỹ những năm 1929 – 1930 bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall.

Một gia đình nông dân Mỹ, ảnh của tác giả Dorothea Lange

“Học theo các nguyên tắc tạo hình trước khi chụp ảnh cũng giống như việc học luật hấp dẫn trước khi bước đi vậy”

Kết luận này được rút ra từ kinh nghiệm nhiếp ảnh của Edward Weston (1886 – 1958). Ông là một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng nhất của Mỹ trong thế kỷ 20. Ông chủ yếu chụp phong cảnh và đời sống thường nhật ở miền tây nước Mỹ.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *