Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay được sử dụng

Nhân viên bán hàng, kinh doanh là một trong những công việc được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Đây được xem là vị trí quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu và hình ảnh công ty tới khách hàng. Vậy liệu có cách nào để nhà tuyển dụng có thể tìm được một ứng viên thật sự tiềm năng? Ứng viên chuẩn bị phỏng vấn cho vị trí này cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sau đây để nắm được những tiêu chí tuyển chọn nhân viên kinh doanh giỏi nhé!

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay được sử dụng
Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

Những tiêu chí để sàng lọc ứng viên trong buổi phỏng vấn

Nhân viên kinh doanh đa phần đều làm ở bộ phận bán hàng nên khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần phải dựa vào những yêu cầu công việc để đưa ra các điều kiện cho người ứng tuyển. Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện ban đầu, nhà tuyển dụng cần có những tiêu chí để có thể sàng lọc, đánh giá ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn. Cùng xem qua một số tiêu chí sàng lọc ứng viên sau đây:

Có tố chất ngành nghề

Với những người có tố chất kinh doanh, sinh ra là để làm sale thì ngay từ ngay từ lúc bước vào sẽ rất năng động, xởi lởi, vui vẻ, giao tiếp một cách tự nhiên thu hút. Toát lên vẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo có tố chất của một ứng cử viên kinh doanh. Vậy xét về tố chất thì nhà tuyển dụng luôn cần một người nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát, giao tiếp tốt.

Biết mình đang kinh doanh cái gì 

Có rất nhiều bạn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, tự tin với khả năng sale của mình nhưng lại không tìm hiểu về sản phẩm của công ty mà mình ứng tuyển. Đây là một điều thiếu sót lớn có thể dẫn đến bạn sẽ bị loại trong vòng phỏng vấn. Bởi không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người không có sự tìm tòi về công ty ứng tuyển cũng như sản phẩm của công ty là gì, khách hàng hướng đến là ai,…

Một nhân viên bán hàng cần biết mình đang kinh doanh cái gì
Nhân viên kinh doanh cần hiểu về sản phẩm của công ty mình

Hiểu biết về quý khách hàng

Bên cạnh việc nhận biết sản phẩm của công ty, một ứng viên tiềm năng sẽ biết được khách hàng mà mình phải tiếp cận trong tương lai là ai, có đặc điểm như thế nào và họ đang cần gì. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là phải hiểu về khách hàng của mình thì mới có thể tư vấn, tiếp cận, chăm lo và đánh đúng điều mà quý khách hàng đang cần, đang tìm kiếm.

Việc hiểu biết khách hàng còn là việc mà bạn phải biết khách hàng ở đâu và làm thế nào để tiếp cận đến họ. Đồng thời mỗi khách hàng sẽ có mỗi đặc tính khác nhau vì thế mà cách thức tiếp cận cũng khác nhau. Vậy nên, trong vòng phỏng vấn nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có sự tìm tòi và hiểu biết về “thượng đế” mà họ đang hướng đến.

Biết lắng nghe, giữ lời và tôn trọng khách hàng

Trên thực tế, có tương đối nhiều nhân viên kinh doanh luôn tỏ ra tự tin khi giao tiếp với khách hàng, họ luyên thuyên với khách hàng những điều họ cho là cần thiết rất hay ho và ấn tượng. Tuy nhiên, họ vẫn ra về mà không chốt được sản phẩm nào chỉ vì một nguyên nhân là họ không biết lắng nghe khách hàng, không biết khách hàng của mình cần gì, có cung ứng được hay không, nên không thể tư vấn đúng điều mà khách hàng cần.

Cần biết lắng nghe, giữ lời và tôn trọng khách hàng
Biết lắng nghe và tôn trọng khách hàng để tư vấn đúng điều khách hàng cần

Ngoài ra, còn có một số nhân viên có thái độ không tôn trọng khách hàng sau khi đã ký được hợp đồng thì không còn tỏ ra nhiệt tình, coi thường khách hàng. Và chắc chắn đây là những ứng viên mà không nhà tuyển dụng nào muốn tìm kiếm. 

Biết phân tích thương trường và đối thủ

Không hiếm các ứng viên ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh có tìm hiểu về thị trường của công ty đối thủ. Việc tìm hiểu thương trường, hiểu đối thủ của mình sẽ giúp cho nhà tuyển dụng cũng như nhân viên kinh doanh lên kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng các chương trình để thuyết phục khách hàng cạnh tranh với chương trình của đối thủ.

Hơn 999+ tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, lương hấp dẫn, phúc lợi đầy đủ. Truy cập Việc Làm Tốt ngay thôi!

Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh có tính sàng lọc cao

Nhân viên kinh doanh được xem như là một bộ phận xây dựng hình ảnh của công ty, doanh nghiệp. Thông qua bộ phận này doanh nghiệp có thể thắt chặt được các mối quan hệ với khách hàng hơn. Do đó, việc lựa chọn được một nhân viên kinh doanh tài năng thì các tiêu chí và khung phỏng vấn lại cần kỹ càng hơn rất nhiều.

Để tìm kiếm được một nhân viên kinh doanh giỏi, luôn vượt doanh số, khéo léo trong mọi trường hợp thì các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh là điều cần thiết với nhà tuyển dụng để tạo nên kết quả cho buổi phỏng vấn tuyệt vời hơn.

Nhân viên kinh doanh được xem như là bộ phận xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh là bộ phận đại diện cho hình ảnh công ty

Ngoài ra, việc biết được các câu hỏi còn giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian nghiên cứu, đồng thời dễ dàng lựa chọn được nhân sự chất lượng tốt, phù hợp theo yêu cầu. Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mà nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn:

Bạn hãy cho biết những triển vọng của một nhân viên kinh doanh?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được ứng viên có định hướng và hiểu đúng về vị trí đang ứng tuyển hay không? Đồng thời, thông qua câu trả lời, người tuyển dụng cũng sẽ thấy được ứng viên này này có muốn học hỏi để phát triển sự nghiệp hay không.

Bạn sẽ làm gì nếu tháng này không đạt doanh thu hoặc bị khách hàng phàn nàn?

Trong câu hỏi này, một ứng viên tiềm năng sẽ biết cách xử lý khéo léo rằng cần kiểm điểm bản thân và đặt ra mức doanh thu cao hơn để bù vào tháng không đạt chỉ tiêu.

Bạn mong muốn bán hàng cho khách hàng nào? Tại sao?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên có phù hợp với phân khúc khách hàng mà công ty đang hướng đến hay không. Một nhân viên kinh doanh giỏi là người sẽ nhận biết được tính cách của những kiểu khách hàng khác nhau. Từ đó sẽ có cách ứng xử thích hợp.

Động lực công việc của bạn là gì?

Mục đích của câu hỏi này là để xem kỹ năng giao tiếp của ứng viên có lưu loát hay không, họ có tích cực trong công việc không và doanh nghiệp có phù hợp tiếp động lực cho họ không. 

Đích đến cuối cùng trong công việc của bạn là gì?

Đích đến cuối cùng trong công việc của nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên kinh doanh giỏi là người có mục đích công việc rõ ràng

Với những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, thể hiện mong muốn theo đuổi sự nghiệp mà công ty không thể đáp ứng hay cung cấp cái họ cần, thì điều này cho thấy họ là một nhân viên kinh doanh giỏi, chịu khó, cầu tiến và nhà tuyển dụng có thể xem xét về việc nhận ứng viên đó.

Bạn làm cách nào để luôn vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng?

Đây là một kỹ năng cơ bản mà nhân viên kinh doanh cần phải có. Và trong câu hỏi này, thái độ của ứng viên sẽ giúp bạn biết được thái độ của của họ đối với khách hàng, và nếu là một ứng viên giỏi họ sẽ đưa ra được câu trả lời hợp lý nhất.

Bạn hãy mô tả về tình huống khó khăn với khách hàng cũng việc lật ngược tình thế?

Trong bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sẽ luôn có những câu hỏi tình huống để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên cũng như việc ứng viên đó tiếp nhận khách hàng ra sao. Thông qua đó, có thể đánh giá được ứng viên này có thật sự sẵn sàng dành hết khả năng của mình cho công việc, để đem lại lợi ích, đóng góp cho thành tích chung doanh nghiệp hay không.

Bộ câu hỏi nhân viên kinh doanh để đánh giá chuyên môn

Bên cạnh những câu hỏi chung như trên, thì khi phỏng vấn nhà tuyển dụng có thể hỏi các câu hỏi về chuyên môn để đánh giá kinh nghiệm cũng như hiểu biết của ứng viên khi ứng tuyển:

  • Khi bạn được công ty phân công tiếp nhận một khách hàng tiềm năng mới, hãy cho biết những trách nhiệm của bạn lúc này gồm những gì? Điều đầu tiên bạn sẽ làm khi nhận được sự phân công này là gì?
  • Bạn thường sử dụng phương pháp nào để “chốt sale”? Theo bạn thì phương pháp nào là hiệu quả nhất và phương pháp nào ít hiệu quả nhất? Tại sao?
  • Bạn đã từng có kinh nghiệm quản lý phần mềm quản lý khách hàng nào chưa? Nếu có, bạn dùng các công cụ quản lý nào?
  • Trước khi liên hệ với một khách hàng được cho là tiềm năng, bạn cần những dữ liệu gì?

Ngoài việc thực hiện phỏng vấn bằng những câu hỏi về kiến thức, kỹ năng thì một số nhà tuyển dụng ở các công ty lớn còn thực hiện bài thi trắc nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp sử dụng bài kiểm tra đánh giá năng lực này để sàng lọc ứng viên trước khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Có rất nhiều dạng bài test được sử dụng, chẳng hạn như bài kiểm tra IQ, EQ, trắc nghiệm trí thông minh MI, kiểm tra kiến thức chuyên môn hoặc khả năng sử dụng ngoại ngữ, bên cạnh đó các bài trắc nghiệm xác định tính cách cũng được sử dụng nhiều.

ngoài kiểm tra chuyên môn, còn có thể có bài kiểm tra IQ, EQ, MI
Tìm kiếm nhân viên phù hợp thông qua các câu hỏi trắc nghiệm.

Những lưu ý khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Để ứng tuyển đúng vị trí nhân viên kinh doanh thì ứng viên sẽ cần phải có một vốn kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Nhà tuyển dụng cũng nên chú ý tìm kiếm ứng viên tự tin, giỏi giao tiếp, có kỹ năng thuyết trình và thuyết phục tốt, và tốt hơn là đã có một mạng lưới quan hệ riêng của mình. 

Không dừng lại ở đó, việc đánh giá độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng là phần rất quan trọng. Yếu tố về môi trường làm việc sẽ quyết định khá nhiều đến tâm lý của ứng viên. Độ phù hợp càng cao thì tỷ lệ giữ chân nhân viên càng cao. Song song đó, nếu ứng viên không phù hợp với doanh nghiệp thì cũng sẽ có thể ra đi vào bất cứ lúc nào.

Để xây dựng được bồ đề chính xác, doanh nghiệp cần đầu tư chất xám và thời gian khá nhiều. Không thể không kể đến các công cụ đánh giá năng lực nhân sự đang là xu hướng ngày một phổ biến hiện nay. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ tuyển dụng đúng người, mà còn tiết kiệm được chi phí và thời gian cho đội ngũ nhân sự.

Trên đây là những thông tin, câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho buổi phỏng vấn tìm kiếm những ứng viên thích hợp. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ có ích cho bạn trong công tác tuyển dụng. Nếu bạn là một ứng viên, bạn thật sự muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì đừng chần chừ mà hãy đến với Việc Làm Tốt để ứng tuyển ngay với nhiều cơ hội việc làm tốt nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *