Nguyên nhân chó thở gấp là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Chó thở gấp là dấu hiệu dễ nhận thấy trong quá trình nuôi dưỡng. Tình trạng thở gấp đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, yếu tố nhiệt độ, vận động mạnh và các bệnh lý là những nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất. Cùng Chợ Tốt tìm hiểu những lý do chi tiết khiến hoạt động hô hấp của chó trở nên bất thường và những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn cho cún cưng.

Những dấu hiệu nhận biết khi chó thở gấp

Chó khỏe mạnh và ở trạng thái bình thường có nhịp thở từ 15 – 35 lần/phút. Các bộ phận, đặc biệt là lồng ngực sẽ lên xuống đều đặn và chó không dùng nhiều lực để hô hấp. 

Chó thở mạnh và gấp không hoàn toàn là do mắc bệnh nguy hiểm. Khi chó vận động mạnh trong thời gian dài hay khi nhiệt độ môi trường quá cao, chó thở nhanh để điều chỉnh lại thân nhiệt về mức bình thường. 

chó thở gấp
Những dấu hiệu khi chó thở gấp

Những trường hợp chó thở gấp do mắc bệnh nguy hiểm thường biểu hiện qua các bộ phận miệng, mũi, lưỡi, cổ họng và lồng ngực. Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi chó gặp tình trạng này là:

  • Chó thở gấp lè lưỡi, khi quan sát vùng trong miệng phát hiện nướu răng nhợt nhạt, nhuốm màu xanh lam hoặc đỏ gạch. Đôi khi bắt gặp nước dãi chảy ra ngoài.
  • Chó sử dụng nhiều lực ở vùng bụng (cơ dạ dày) hoặc phần lồng ngực để thở.
  • Thở nặng nhọc, nhịp thở nhanh, tiếng thở to và nghe khác với thở hổn hển.

Tại sao chó thở gấp? Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của chó

Chó thở gấp do yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường ảnh nhiều lớn đến tốc độ hô hấp của chó. Thân nhiệt của chó khỏe mạnh duy trì ở mức 38.3 – 39.2°C. Do vậy, khi nhiệt độ môi trường cao hơn mức này, chó cần thực hiện một số biện pháp để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Chó không có cơ chế thoát mồ hôi để hạ nhiệt như còn người. Thay vào đó, chó sẽ thở nhanh để không khí được lưu thông hiệu quả. Nhiệt được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua hơi thở của đường hô hấp, lưỡi, miệng và thân nhiệt trở lại nhiệt độ bình thường. Trường hợp thở gấp này sẽ không gây nguy hiểm cho cún cưng.

chó thở gấp
Lý do khiến chó thở gấp

Tuy nhiên, trường hợp khác cũng do ảnh hưởng từ nhiệt độ đó là chó thở gấp mắt lờ đờ do sốc nhiệt. Hiện tượng này xảy ra khi chó đi từ khu vực có nhiệt độ thấp ra ngoài trời nắng nóng 38 – 40 độ C hoặc vận động mạnh, chạy nhảy liên tục trong thời gian nóng bức. Lúc này, người nuôi nên đưa chó vào khu vực mát mẻ, cho nằm thẳng, duỗi chân để chó từ từ hồi phục.

Chó thở gấp do vận động mạnh liên tục

Khi vận động mạnh và liên tục trong thời gian dài cũng khiến cho chó thở gấp. Tuy nhiên, tình trạng này không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. 

Vận động liên tục khiến nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể tăng cao, đặc biệt là cơ bắp. Đồng thời, quá trình thải độc tố diễn ra mạnh mẽ. Do vậy, quá trình hô hấp, trao đổi khí tăng lên để cung cấp nhiều oxy cho hệ tuần hoàn và giải phóng các chất độc.

Chó thở gấp do gặp vấn đề về đường hô hấp

Hệ hô hấp của chó bao gồm các bộ phận là mũi, miệng, họng, dây thanh quản, khí quản và phổi. Khi một số bộ phận thuộc hệ hô hấp có vấn đề sẽ khiến cho chó thở gấp. Những bệnh thường gặp đó là:

  • Lỗ mũi nhỏ bẩm sinh
  • Nhiễm trùng mũi
  • Có khối u trong bộ phận thuộc hệ hô hấp
  • Có vật thể lạ trong mũi, họng, dây thanh quản, khí quản
  • Nhiễm trùng phổi, viêm phổi
  • Phù phổi và đọng dịch trong phổi
  • Khoang màng phổi có vấn đề: tích tụ khí, tổn thương thành ngực, tổn thương cơ hoành, thoát vị bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển…

Chó thở gấp do bệnh về tim 

Giống như người, chó cũng có thể mắc các bệnh bẩm sinh về tim hoặc trong quá trình phát triển, do tác động tâm lý, tác động từ các bệnh khác khiến cho tim tổn thương. Qua thời gian, bệnh về tim sẽ phát triển nặng dần và biểu hiện rõ ràng qua quá trình hô hấp.

Bệnh khiến chó thở nhanh khi ngủ, thở khò khè do tích tụ dịch trong phổi. Bệnh có thể xảy đến ở cả chó con, chó trưởng thành và chó già. Do vậy, người nuôi cần có biện pháp như đo nhịp tim thường xuyên để sớm phát hiện nhịp nhanh.

Chó thở gấp do mắc bệnh Cushing

Bệnh Cushing ở chó còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng Cushing, tăng năng vỏ tuyến thượng thận. Bệnh Cushing gây ảnh hưởng đến tuyến thượng thận của chó. Bệnh xảy ra khi cơ thể sản xuất quá mức steroid tự nhiên.

Những biểu hiện đặc trưng khi chó mắc bệnh Cushing là:

  • Thở hổn hển, thở gấp trong thời gian dài
  • Chó uống nhiều nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Nhu cầu về thức ăn lớn, thường xuyên đòi ăn nhưng ít vận động và thiếu năng lượng, sức sống
  • Lông rụng nhiều và thiếu cơ bắp

Cách điều trị bệnh chó thở gấp

Khi chó không vận động mạnh nhưng lại xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như chó thở gấp mắt lờ đờ, vùng bụng và ngực hoạt động mạnh, lỗ mũi mở rộng, thở khò khè kèm theo lè lưỡi chảy nước dãi, thở nhanh và từng hơi thở nông… liên tục trong 24 – 48 giờ thì người nuôi nên đưa thú cưng đến bệnh viện thú y.

chó thở gấp
Phương pháp điều trị bệnh chó thở gấp hiệu quả, an toàn

Bác sĩ thú y có chuyên môn chữa trị và các dụng cụ cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Từ đó, có biện pháp chữa trị phù hợp và kịp thời.

Cách phòng bệnh chó thở gấp

Việt Nam có câu ca dao “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chó mắc bệnh thở gấp có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, để sức khỏe của thú cưng được đảm bảo, tránh những tác dụng phụ của thuốc hay ám ảnh tâm lý điều trị, người nuôi nên có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Cách phòng tránh hiện tượng chó thở gấp do bệnh tật đó là quan tâm đến những vấn đề thường ngày khi nuôi. Đó là không gian sống, nguồn thức ăn nước uống, hoạt động hô hấp của chó khi thức và ngủ, kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Để không xảy ra hiện tượng chó thở nhanh khi ngủ hay khi ở trong chuồng, không gian chuồng nên được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Mùa hè nên cho chó vào khu vực có điều hòa hoặc lắp thêm quạt mát. Đặt chuồng ở dưới bóng mát được tạo bởi cây xanh, màn che, lưới che…

Thức ăn và nước uống mỗi ngày nên được thay mới. Trong đó, thức ăn chỉ nên cho vừa đủ ở mỗi bữa. Tránh lưu trữ đồ ăn từ bữa này sang bữa khác vì trong thực phẩm này có nhiều chất dinh dưỡng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. 

Ngoài ra, thức ăn thừa dễ dàng hấp dẫn các sinh vật trong tự nhiên đến thưởng thức. Đây có thể là trung gian mang vi khuẩn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khiến chó bị khò khè khi thở.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó để kịp thời nhận ra những bất thường bên trong và bên ngoài cơ thể. Mỗi năm, người nuôi nên cho chó kiểm tra 1 – 2 lần.

Những lưu ý khi phòng và điều trị bệnh chó thở gấp

Chó thở gấp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do bệnh từ bên trong hoặc do tác động từ yếu tố môi trường, vận động. Do vậy, người nuôi không nên tự ý điều trị và dùng thuốc theo chỉ dẫn từ mọi người xung quanh.

Để phòng bệnh hiệu quả, người chủ thú cưng có thể mua thiết bị đo nhịp tim để theo dõi nhịp thở khi chó ngủ và khi thức. Trong điều kiện bình thường, nhịp thở của chó liên tục vượt quá 40 nhịp/phút thì người chủ nên bắt đầu chú ý sức khỏe hô hấp của chó. Có thể đây là dấu hiệu phát bệnh nhẹ.

Nội dung chính của bài viết đã cung cấp cho người nuôi cún cưng những nguyên nhân của bệnh chó thở gấp, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thú cưng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chó khỏe mạnh, đáng yêu thì hãy nhanh chóng truy cập Chợ Tốt để có thể tìm được những người bạn đồng hành trung thành trong cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *