Thị phần điện thoại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều biến động mạnh mẽ. Vượt qua nửa đầu năm 2023, “miếng bánh” thị trường smartphone Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi so với năm vừa qua. Cùng Chợ Tốt điểm qua một số thay đổi cụ thể tại bài viết dưới đây.
Sơ lược về thị phần điện thoại Việt Nam 2022
Theo nguồn tin từ The Pixel, trong năm 2022 thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam vẫn được dẫn đầu bởi các thương hiệu quen thuộc như Samsung, Oppo, Xiaomi và Apple. Trong đó, Samsung dẫn đầu với 39%, tiếp theo đó lần lượt là Oppo với khoảng 20%, Xiaomi khoảng 13%, Apple khoảng 11% và 17% dành cho những thương hiệu khác.
Tuy nhiên, so về doanh số bán ra, thị trường điện thoại của Việt Nam trong năm 2022 lại có sự sụt giảm đáng kể so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế ảm đạm trong năm vừa qua, nhu cầu mua điện thoại của người dùng Việt Nam không còn lớn.
Kể cả vào thời điểm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào 3 tháng cuối năm, số lượng smartphone tiêu thụ cũng chỉ đạt 2,6 triệu máy. Mức này giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021. Có thể thấy, dù đã qua một khoảng thời gian, nhưng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt vẫn còn bị nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Báo cáo thị phần điện thoại Việt Nam quý I/2023
Thị phần các hãng điện thoại tại Việt Nam năm 2023 đã có nhiều thay đổi, biến động kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm cũng như sức tiêu thụ của thị trường điện thoại một cách đáng kể.
Thị trường ảm đạm trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Tiếp nối với mức tiêu thụ ảm đạm vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 thị trường Việt Nam vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Counterpoint Research, quý 1 năm 2023 có thể được xem là thời điểm tệ nhất trong lịch sử ngành tính đến thời điểm hiện tại.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động bởi bối cảnh kinh tế khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng đã làm giảm sức mua thị trường. Theo báo cáo, trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều thách thức, nhiều nhà bán lẻ đã buộc phải đẩy lùi kế hoạch mở rộng, đồng thời đánh giá lại chiến lược kinh doanh hiện tại.
Tệ hơn cả, do dự báo sai về nhu cầu thị trường từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), ảnh hưởng đến tình trạng tồn kho khá cao. Điều này gây nên hệ lụy bán giảm giá để xả hàng tồn của nhiều doanh nghiệp sản xuất. Nhiều hãng điện thoại đã bị tụt giảm doanh số trong quý khởi đầu năm 2023.
Samsung duy trì thành tích đứng đầu thị phần trong quý I/2023
Dù thị trường ảm đạm, nhu cầu tiêu thụ không cao, nhưng với cương vị là ông hoàng công nghệ hiện nay, Samsung vẫn duy trì thị phần đứng đầu tại Việt Nam với 30% thị phần, chủ yếu là nhờ danh mục sản phẩm đa dạng và có giá cạnh tranh. Tuy nhiên, tính về doanh số, ông lớn đến từ Hàn Quốc vẫn giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫn đầu doanh số và góp công không lớn vào công cuộc giúp Samsung giữ vững vị trí hàng đầu không thể bỏ qua hai dòng điện thoại dẫn đầu trong năm 2023 chính là Galaxy A04 và Galaxy A14 5G. Đây là hai mẫu điện thoại đứng đầu trong phân khúc giá từ 200-400 USD.
Đây cũng là hai phân khúc giá được người dùng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam, chiếm 71% tổng doanh số trong quý I/2023.
Apple thay đổi chiến lược về giá đột phá doanh số tăng
Cơn sốt iPhone 14 Pro Max cùng sự thay đổi về giá đã mang lại nhiều bước tiến cho Apple vào quý I/2023 trước sự ảm đạm của thị trường. Khác với những năm trước, Apple đã quyết định giảm giá bán iPhone 14 Pro Max 12% so với giá gốc để có thể tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng hơn.
Không thể phủ nhận đây hoàn toàn là một bước đi đúng đắn của ông hoàng công nghệ này. Dù giá bán có sự sụt giảm, nhưng doanh số của iPhone 14 Pro Max lại tăng 12% so với cùng kỳ. Điều này cũng giúp phân khúc giá trên 600 USD chiếm 24% tổng doanh số trong quý 1/2023, cao hơn mức 17% của cùng kỳ.
Chưa dừng lại ở đó, khi phát hiện nhu cầu mua iPhone 14 Pro Max có dấu hiệu hạ nhiệt, Apple lại tiếp tục hạ giá bán để kích thích lại nhu cầu của người mua hàng một lần nữa. Nước đi đúng đắn này không chỉ giúp Apple có thể tăng doanh số, mà còn giúp các nhà bán lẻ tại Việt Nam có thể xả hàng tồn kho và đón chờ một dòng điện thoại mới trong năm nay.
Các thương hiệu đến từ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong quý I
Thị trường Việt Nam có nhu cầu tiêu dùng thấp, minh chứng rõ nhất chính là các dòng điện thoại thuộc phân khúc từ 200-400 USD có sức mua thường mạnh hơn. Đây vốn là một điểm mạnh dành cho các thương hiệu từ Trung Quốc ngay từ những ngày đầu xây dựng vị thế như Xiaomi, Vivo hay Oppo.
Tuy nhiên, trong quý I, hai thương hiệu Xiaomi và Vivo cũng đã đối mặt với nhiều khó khăn. Doanh số giảm lần lượt 46% và 52% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã làm Xiaomi và Vivo mất thị phần vào quý I.
Dự đoán xu hướng thị trường điện thoại Việt Nam trong thời gian tới
Theo Glenn Cardoza, một Chuyên viên phân tích cấp cao tại Counterpoint Research cho biết: “Tình hình về nhu cầu mua điện thoại thông minh tại Việt Nam sẽ khó hồi phục trong quý 2/2023, đồng thời thị trường cũng sẽ cần thời gian khi nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức. Thị trường điện thoại trong thời gian tới cũng sẽ cần thời gian ổn định trở lại.”
Cũng theo các đánh giá từ chuyên gia, sớm nhất là vào cuối năm 2023, thị trường kinh tế nói chung sẽ có xu hướng cải thiện hơn, lúc này thị trường điện thoại có thể được hưởng thêm một số lợi ích từ nhu cầu bị dồn nén, đặc biệt là các dòng điện thoại thuộc phân khúc giá thấp.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam là một quốc gia dễ bị tác động nhất vì nhu cầu tiêu dùng thấp, và có tồn kho quá nhiều tại khu vực Đông Nam Á. Do đó, kết quả hồi phục của thị phần điện thoại Việt Nam dự đoán có thể kéo dài lâu hơn. Thị trường Việt Nam được dự kiến vẫn tiếp tục đi ngang cho đến hết năm 2023 hoặc chỉ tăng trưởng từ 3-5%.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng các thương hiệu đều đồng loại đi xuống trong thời gian tới. Ngược lại, sự tăng trưởng và thị phần điện thoại Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều biến động, điều này phụ thuộc vào chính sách phát triển và chiến lược kinh doanh của từng thương hiệu.
Một số thương hiệu có lượng khách hàng trung thành lớn như Apple, Samsung có thể vẫn duy trì được tình trạng kinh doanh, thậm chí nếu có chiến lược phát triển đúng đắn theo xu hướng kinh tế có thể nhanh chóng giành thêm thị phần mới. Ngược lại, các nhãn hàng không có tệp khách hàng trung thành sẽ rất dễ rơi vào tình cảnh khó khăn trong thời gian tới.
Tổng kết
Có thể thấy, thị trường điện thoại Việt Nam đã có một khoảng thời gian ảm đạm với nhiều khó khăn, do chịu sự tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vấn nạn thất nghiệp của những lao động tầm trung cũng ảnh hưởng khá lớn đến sức mua của thị trường Việt, vì đây là phân khúc tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn tại Việt Nam.
Theo dự đoán trong thời gian tới, thị trường vẫn có thể đi ngang hoặc tăng trưởng thấp. Điều này gây sức ép khá lớn đối với hầu hết thương hiệu, kể cả những nhãn hàng lớn đang chiếm thị phần cao như Samsung, OPPO, Apple. Thị phần điện thoại Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi khó đoán trong thời gian tới.
Bên trên là những thông tin được Chợ Tốt tổng hợp được về diễn biến thị trường điện thoại trong thời gian gần đây. Đừng quên theo dõi Chợ Tốt để cập nhật thêm các kiến thức và thông tin về công nghệ mới nhất nhé.