4 công nghệ không dây phổ biến nhất trên máy trợ giảng

#Côngnghệkhôngdây #Máytrợgiảng #CDMA #Bluetooth #UHF #FMradios #HànQuốc #Aepel #Aporo #Takstar #Hiệunăng #Sựtiệnlợi #Chấtlượngâmthanh #Thíchứcnhucao

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

1. Công nghệ không dây CDMA trên máy trợ giảng là gì?

CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access) có nghĩa là đa truy nhập, đa người dùng, phân chia theo mã. Người dùng các thiết bị sử dụng công nghệ không dây CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung, có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một giải tần. Các thiết bị được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên, các thiết bị  khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị với mã ngẫu nhiên tương ứng. Với các thiết bị trợ giảng công nghệ CDMA được ứng dụng rất nhiều trong giáo dục ở các quốc gia phương Tây như Mỹ, Canada, … nhằm giúp quá trình trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và nhiều học viên thuận tiện hơn.

Aepel của Hàn Quốc là nhà sản xuất máy trợ giảng duy nhất trên thế giới có ứng dụng công nghệ không dây CDMA hiện đại – an toàn nhất này vào lĩnh vực thiết bị âm thanh, thiết bị trợ giảng. Chính công nghệ này đã cho ra đời những sản phẩm cao cấp nhất trong dòng sản phẩm máy trợ giảng không dây nhỏ gọn hiện nay với tính năng đa kênh, tượng tác hội thoại song song nhiều micro cùng thu phát trên 1 thiết bị (Aepel fc-430 và Aepel fc-530: 2 kênh đường tiếng; Aepel fc-730: 3 kênh đường tiếng; Aepel fc-830: 4 kênh đường tiếng cùng chạy.

4 công nghệ không dây được ứng dụng nhiều nhất trên máy trợ giảng
Máy trợ giảng Aepel Hàn Quốc sử dụng công nghệ không dây CDMA hiện đại nhất

2. Công nghệ không dây Bluetooth: Không dây sóng ngắn, 2.4G

Bluetooth là một đặc tả công nghiệp cho truyền thông không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này trên máy trợ giảng giúp hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị công nghệ, tạo nên các mạng cá nhân không dây.

Bluetooth đã quá quen thuộc với người dùng các thiết bị công nghệ bởi sự phổ biến rộng rãi của nó. Ứng dụng công nghệ không dây Bluetooth vào thiết bị trợ giảng đó là giúp kết nối máy trợ giảng với các thiết bị đa phương tiện khác như điện thoại, laptop để người dùng đa dạng hóa tài liệu học tập, công cụ giải trí ngoài thời gian làm việc.

Phần lớn máy trợ giảng hiện nay được sản xuất dựa trên công nghệ không dây này. Tuy nhiên với khoảng cách bắt sóng gần, chất lượng âm thanh của loa phát có thể không ổn định khi người dùng di chuyển ra xa.

3. Công nghệ không dây dải tần số cao UHF trên máy trợ giảng

Tần sóng UHF là tần số sóng siêu cao, hệ thống UHF có khả năng phát và nhận dữ liệu ở tần số rất cao trong phạm vi hàng trăm mét với các bước sóng nhỏ. Băng tần của các loại micro sử dụng sóng UHF cũng rất đa dạng, với các khoảng phổ biến: 470Mhz-698Mhz, 698Mhz-806Mhz và 902Mhz-928Mhz. Việc sử dụng nhiều khoảng tần số để đảm bảo không bị trùng sóng giữa các bộ micro không dây này, mang lại sự đa dạng trong quá trình sử dụng máy trợ giảng.

4 công nghệ không dây được ứng dụng nhiều nhất trên máy trợ giảng
Máy trợ giảng Aporo T9 sử dụng công nghệ không dây UHF

Phạm vi thu phát của các thiết bị sử dụng công nghệ này có thể lên đến vài trăm mét, vì vậy trong khi sử dụng người dùng có thể đặt loa xa mà vẫn nhận trực tiếp tín hiệu từ micro rất tốt.

Sử dụng công nghệ không dây băng tần UHF với công nghệ sóng tự động nhận theo từng cặp thiết bị không bị lẫn sóng giúp âm thanh thu phát ổn định.

4. Công nghệ không dây sóng FM trên máy trợ giảng

Công nghệ không dây băng tần FM được ứng dụng trong các thiết bị như loa trợ giảng, radio, micro không dây…. hay còn được gọi là sóng có nhiều tần số nhưng khoảng cách bắt sóng với bán kính chỉ trong 15m. Khi ứng cụng công nghệ không dây FM lên thiết bị trợ giảng âm thanh truyền đi có thể bị nhiễu, không ổn định nếu bạn di chuyển ra xa hơn hoặc có thể bị lẫn sóng nếu có nhiều máy trợ giảng cùng loại đang hoạt động gần nhau. Bởi vậy để đạt hiệu quả tốt nhất người dùng nên sử dụng trong không gian vừa phải như gia đình, hội trường nhỏ, lớp học mầm non, tiểu học hay trung học và duy trì khoảng cách 15m.

4 công nghệ không dây được ứng dụng nhiều nhất trên máy trợ giảng
Máy trợ giảng Takstar E200 sử dụng công nghệ không dây FM

Máy trợ giảng và micro sử dụng công nghệ sóng FM kết nối sóng gần đồng nghĩa với thời lượng pin của các thiết bị cũng ít hao pin hơn, dùng được thời gian lâu hơn mic bắt sóng UHF.

Kết luận

CDMA là công nghệ không dây hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên chi phí sản xuất khá cao nên chưa được nhiều hãng lựa chọn. Bluetooth (hay công nghệ không dây sóng ngắn 2.4G), UHF là những công nghệ khá hiệu quả trong thu phát âm thanh và chi phí hợp lý nên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ không dây FM vẫn còn được ứng dụng trong một số thiết bị trợ giảng nhưng không còn được dùng nhiều như trước nữa. Khi mua máy trợ giảng bạn nên lựa sản phẩm sử dụng công nghệ không dây CDMA, Bluetooth, UHF hoặc máy sử dụng công nghệ FM nếu nhu cầu sử dụng trong không gian nhỏ và ít chuyên nghiệp hơn để hiệu quả công việc tốt nhất.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *