#HảiQuanThỏaThuậnChínhPhủ
#HảiQuanSố
#HảiQuanThôngMinh
#CảiCáchHiệnĐạiHóa
#KhôngGianThươngMạiThuậnLợi
#RútNgắnThờiGianThôngQuan
#GiảmLuồngVàng
#HệThốngCôngNghệThôngTin
#ChuyểnĐổiSố
Nguồn: https://bnews.vn/mo-hinh-hai-quan-thong-minh-dem-lai-loi-ich-gi-cho-doanh-nghiep/305698.html
BNEWS
Tổng cục Hải quan phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành hải quan số, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành hải quan thông minh.
Với Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 mục tiêu “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan số, hải quan thông minh”, thời gian qua, ngành hải quan đã tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai cải cách hiện đại hóa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Theo đó, cơ quan hải quan đã chuyển đổi một cách toàn diện phương thức quản lý từ thủ công sang hình thức sử dụng hệ thống thủ tục hải quan điện tử như khai báo thông tin trước đối với hàng hóa; khai báo về dữ liệu thông tin để phục vụ thông quan hoàn toàn trên tờ khai điện tử; áp dụng cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN; thanh toán tất cả các khoản phí và lệ phí, thuế trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan thông qua hình thức điện tử.
Bên cạnh đó, cơ quan hải quan ứng dụng một cách toàn diện và rộng rãi phương thức đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp dựa trên các kỹ thuật quản lý rủi ro và hệ thống phân tích thông tin. Qua đó, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động thông quan hàng hóa và vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Theo các chuyên gia, trước đây, hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam luôn là vấn đề nóng bỏng do có sự tham gia của nhiều bộ, ngành khiến thời gian thông quan hàng hóa tại biên giới bị kéo dài thì đến nay thời gian này đã có sự rút ngắn đáng kể giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hưởng lợi rất lớn.
Là thành phố lớn của cả nước, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhờ triển khai nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại mà thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm đáng kể. với hàng nhập khẩu, thời gian trung bình từ lúc đăng ký tờ khai đến khi thông quan, giải phóng hàng giảm 3 giờ 38 phút; đối với hàng xuất khẩu giảm 40 giờ 10 phút. Đối với hàng hóa mang về bảo quản, thời gian trung bình từ lúc đăng ký tờ khai đến khi phê duyệt cho mang hàng về bảo quản, giảm hơn 11 giờ.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành hải quan số, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành hải quan thông minh. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu này.
Theo ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan), chuyển đổi số cũng là quá trình hiện đại hóa. Tất cả các quá trình hiện đại hóa đều trải qua các bước cơ bản. Bước đầu tiên hải quan hướng tới là thực hiện số hóa toàn bộ hồ sơ.
Ông Lê Đức Thành cho biết, hiện nay thủ tục hải quan cơ bản đã được số hóa, tuy nhiên còn một số loại giấy tờ chưa được số hóa như giấy phép được gửi tới cơ quan hải quan dưới dạng bản scan, C/O một số nước gửi dưới dạng bản scan. Các bản scan không giúp cơ quan hải quan nhiều trong tự động hóa đánh giá. Việc này ảnh hưởng lớn đến mong muốn của cơ quan hải quan là giảm sâu tờ khai vàng. Do đó, phải tự động hóa được thì mới giảm tỉ lệ luồng vàng.
Do đó, ông Lê Đức Thành cho rằng với một hệ thống lớn như vậy không thể một ngày có thể thay đổi toàn diện ngay được, cơ quan hải quan đang từng bước thực thi quá trình chuyển đổi này và cần sự hỗ trợ, phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp.
Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, ngành hải quan cho biết cần nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho cán bộ công chức hải quan ở tất cả các cấp, các lĩnh vực một cách rộng rãi, qua nhiều kênh khác nhau.
Tổng cục Hải quan cũng nhấn mạnh cần khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ công chức hải quan với người dân, doanh nghiệp thông qua sử dụng công nghệ số (thiết bị di động, mạng xã hội, các kênh thông tin phi truyền thống khác).
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tuyến đến người dùng.
Song song với đó là nghiên cứu và làm chủ các công nghệ then chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và từng bước ứng dụng trong quản lý nhà nước về hải quan như: internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), phân tích thông minh (BI), di động (Mobility), chuỗi khối (Blockchain), ảo hóa (Virtualization) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Đặc biệt phải đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số về công nghệ thông tin, an toàn thông tin thông qua tăng cường gắn kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chuyên môn. Đồng thời, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin hải quan, phát triển và duy trì đảm bảo hệ thống./.
[ad_2]